Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý ký ban hành Công văn số 2474/UBND-KGVX ngày 22/5/2017 về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
Ngày 23/5/2017, TTYT huyện Quốc Oai chiến dịch đã tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại xã Đồng Quang. Chiến dịch có sự tham gia của lực lượng y tế, chính quyền địa phương và hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên và cộng tác viên diệt bọ gậy của 10 xã vùng ngoài.
Chiều nay, 18/5/2017, tại phường Hoàng Liệt, đoàn công tác của Sở Y tế Hà Nội do PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND quận Hoàng Mai về công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn.
Tính đến ngày 18/5, Hà Nội đã ghi nhận trên 700 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2016 và đã có một trường hợp tử vong.
Ngày 17/5, TTYT huyện Phúc Thọ đã tổ chức lớp tập huấn phòng chống dịch bệnh cúm A/H7N9 cho hơn 50 học viên là trạm trưởng và cán bộ chuyên trách dịch tễ tại các trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi để một số dịch bệnh dễ phát sinh như: tay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu, cúm,… Trước tình hình đó, huyện Phúc Thọ đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm không để dịch bệnh lớn xảy ra, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
Thống kê của TTYT Dự phòng Hà Nội cho thấy, từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 669 người mắc sốt xuất huyết, tăng so cùng kỳ năm 2016. Số mắc tập trung chủ yếu ở quận, huyện như Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân...
Để chủ động phòng chống các dịch bệnh nói chung, trong đó có phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và dịch bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế đã có Công văn số 2381/BYT-DP ngày 8/5/2017, gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và Zika.
Ngày 10/5/2017, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã ra thông báo về sự biến đổi độc lực thấp sang độc lực cao của vi rút cúm A/H7N9 và nguy cơ xâm nhập vi rút cúm A/H7N9 vào nước ta.
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Bộ Y tế, bệnh dại thường tăng cao vào mùa nắng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Đây là khoảng thời gian thuận lợi để vi rút dại phát triển, dẫn đến nguy cơ bệnh dại bùng phát. Bệnh dại rất nguy hiểm vì khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là 100%. Người bị động vật nghi dại cắn cần được điều trị dự phòng khẩn cấp bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.