TS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết hiện nay, nhiều bà mẹ rất muốn con mình phát triển chiều cao nhưng lại có những sai lầm trong việc chăm sóc trẻ.
Vừa qua, tại kỳ họp thứ 6 HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, với tỷ lệ 96,08% số đại biểu tán thành, đạt 100% đại biểu có mặt, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về quy định cơ chế hỗ trợ từ ngân sách địa phương thực hiện Đề án chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Kết quả điều tra sơ bộ của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy, rất nhiều người Việt Nam trong độ tuổi 26-64 ăn lượng muối cao hơn so với lượng muối do Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là ít hơn 5g một người một ngày. Gần 60% người dân tiêu thụ lượng muối cao gấp 2 lần lượng muối được khuyên dùng hàng ngày.
Nhu cầu các chất dinh dưỡng và đặc biệt là natri cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng đặc biệt quan trọng đối với những người lao động nặng. Khẩu phần muối không chỉ quyết định năng suất làm việc mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nếu không được quan tâm đúng mực.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm tương đối nhanh và bền vững (suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015). Do vậy, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt là giảm nhanh và bền vững tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.
Hàng năm, có gần 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi được cải thiện tình trạng thiếu Vitamin A nhờ hoạt động bổ sung Vitamin A cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi ở 63 tỉnh thành, trẻ từ 37 - 60 tháng tuổi ở 22 tỉnh khó khăn mỗi năm 2 lần, bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được uống 1 liều Vitamin A, đồng thời việc bổ sung VitaminA cho trẻ em và bà mẹ sau sinh đã trở thành hoạt động thường niên của hơn 11.000 xã trong toàn quốc.
PGS.TS. Lê Bạch Mai, Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, sữa mẹ không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, do đó cần cho trẻ ăn bổ sung ngoài sữa mẹ.
Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ (MICS) năm 2011 chỉ ra rằng chỉ có 45% hộ gia đình ở Việt Nam đang sử dụng muối I-ốt, thấp hơn nhiều so với mức khuyến cáo toàn cầu về phổ cập sử dụng muối I-ốt toàn dân là 90%. Gần 30% trẻ em dưới 5 tuổi và 37% phụ nữ mang thai bị thiếu máu. Thiếu hụt kẽm rất cao ở trẻ em (69%) và phụ nữ mang thai (80,3%).
Đó là chia sẻ của các chuyên gia tại hội thảo “Sức khỏe và an toàn thực phẩm”, do Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Viện Dinh dưỡng quốc gia và Hội Nữ tri thức Việt Nam tổ chức, tại Hà Nội.
Từ ngày 1/6, TTYT huyện Thạch Thất đã chỉ đạo trạm y tế 23 xã, thị trấn tổ chức đồng loạt 79 điểm uống bổ sung Vitamin A đợt 1 cho trẻ từ 6- 36 tháng tuổi; trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao thiếu Vitamin A; trẻ dưới 6 tháng thiếu sữa mẹ và bà mẹ sau đẻ trong vòng 1 tháng chưa được uống Vitamin A liều cao. Đồng thời tổ chức cân, đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện.