Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.
Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp năm 2017, để chủ động các biện pháp phòng chống ngay từ đầu năm 2018, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 90/KH-SYT về phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố năm 2018.
Bộ Y tế vừa ban hành công văn khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội năm 2018, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các dịch bệnh mùa đông - xuân.
Qua khảo sát thực tế và đánh giá của nhiều chuyên gia y tế, tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động.
Theo báo cáo tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 15/1 – 21/1, trên địa bàn Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 7 trường hợp sốt phát ban, trong đó 3 ca dương tính với bệnh sởi.
Ngày 26/1, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay dịch sởi đang bùng phát tại nhiều nước trên thế giới có tỷ lệ tiêm phòng sởi thấp.
Theo số liệu thống kê của Hội Tĩnh mạch học TP Hồ Chí Minh, hiện nay số người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng tăng với khoảng 25%-35% dân số mắc bệnh ở nhiều mức độ. Trong số đó, số người trưởng thành mắc bệnh chiếm 35%, số người đã nghỉ hưu chiếm 50%.
Trong năm 2017, hoạt động kiểm soát bệnh không lây nhiễm được thành phố triển khai và thực hiện hiệu quả, góp phần dự phòng và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã ký ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn giai đoạn 2018-2021.
Qua công tác xét nghiệm các chủng cúm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, đến nay đều chưa phát hiện thấy chủng vi rút cúm mới cũng như sự đột biến làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng vi rút cúm lưu hành trên người tại Việt Nam và cũng chưa phát hiện các chủng vi rút mới nào tại Việt Nam.