Bà Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn y tế Việt Nam cho biết, qua kiểm tra giám sát tại các đơn vị, cơ sở y tế, mô hình môi trường làm việc không khói thuốc, tính đến nay đã có 61/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tác hại thuốc lá tại địa phương, trong đó có khoảng 50% sở y tế thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tác hại thuốc lá của sở.
Thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc, trong dó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản.
Nhiều nam giới có thói quen hút thuốc lá và uống bia rượu hàng ngày. Theo các chuyên gia y tế, 2 thói quen này kết hợp với nhau sẽ làm tăng nguy cơ mắc hàng chục bệnh ung thư như ung thư vòm họng, thực quản, phổi, miệng…
Chủ đề của hội nghị châu Á-Thái Bình Dương về Thuốc lá hay Sức khỏe năm nay là “Kiểm soát thuốc lá để đạt các mục tiêu phát triển bền vững: Đảm bảo một thế hệ khỏe mạnh”. Và một trong những mục tiêu của các nước châu Á-Thái Bình Dương là tăng thuế thuốc lá để giảm tỷ lệ hút thuốc, đặc biệt ở giới trẻ.
Hiện nay, tình trạng hút thuốc lá đã và đang là quan tâm và lo ngại lớn trên toàn thế giới. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào tháng 5/2017, cả thế giới có khoảng 1 tỷ người hiện đang hút thuốc. Trong đó có tới gần 80% người đang sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Hàng năm, số lượng người tử vong do thuốc lá đang là con số đáng báo động. Do đó, chính sách thuế thuốc lá nên được cải cách theo hướng bổ sung thuế tuyệt đối bên cạnh thuế tỷ lệ hiện nay, ở mức 5.000 đồng/bao. Khi đó, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới từ 45,3% xuống còn 39% vào năm 2020, tương đương giảm 1,8 triệu người và giúp phòng tránh được 900.000 ca tử vong sớm trong tương lai.
Văn phòng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, Chiến dịch truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá trên mạng xã hội sẽ được khởi động trên trang Facebook của WHO tại Việt Nam (https://www.facebook.com/WHOinVietnam) và các trang Facebook của đối tác từ ngày 27/9 đến ngày 31/12/2018.
Trong khói thuốc có chứa những loại hóa chất vô cùng độc hại mà chính chúng ta không thể tưởng tượng ra như Axton (chất tẩy trong sơn móng tay), Amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh), DDT/Dieldrin (thuốc trừ sâu), Arsenic (chất được sử dụng trong thuốc diệt chuột), CO (khí thải ô tô), Toluene (dung môi công nghiệp), Methanol formaldehyde (chất để ướp xác chết)…
Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân thứ hai gây ra các bệnh tim mạch, chỉ đứng sau nguyên nhân tăng huyết áp. 30% tử vong do bệnh tim mạch có nguyên nhân từ việc tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tác hại của thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hơn 7 triệu người mỗi năm.
Một số người cho rằng thuốc lá điện tử ít độc hại hơn nên chuyển từ thuốc lá điếu truyền thống sang thuốc lá điện tử, nhưng thực tế thuốc lá điện tử lại đang gây nghiện cho giới trẻ. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, hút thuốc lá điện tử vẫn có nguy cơ gây ung thư và không giúp cai nghiện thuốc lá dạng điếu mà nhiều người nhầm tưởng.