AN TOÀN THỰC PHẨM
Vào dịp cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân luôn tăng mạnh. Để bảo vệ người tiêu dùng, các cơ quan chức năng Hà Nội đẩy mạnh công tác kiểm tra, siết chặt quản lý an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Theo Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm quận Thanh Xuân, Hà Nội, trên địa bàn có 2.989 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Toàn quận đã thành lập 13 đoàn kiểm tra liên ngành và giám sát an toàn thực phẩm trong dịp Tết và lễ hội Xuân 2022. Qua kiểm tra 102 cơ sở, đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 7 trường hợp kinh doanh thịt gia súc, gia cầm không có dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y, sử dụng lao động tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nhưng không có đồ bảo hộ lao động… với số tiền 11 triệu đồng, tiêu hủy lượng hàng hóa trị giá 19 triệu đồng.
Đoàn kiểm tra ATTP thành phố kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chùa Hương, Mỹ Đức.
Còn tại quận Bắc Từ Liêm hiện có 6.125 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Bà Lê Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết, từ Tết Dương lịch 2022 đến nay, lực lượng chức năng đã kiểm tra 262 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, xử phạt 5 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm với số tiền 7,5 triệu đồng.
Ngoài việc kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, chất lượng, nguồn gốc các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết, các quận còn tập trung vào việc kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 của các cơ sở kinh doanh thực phẩm.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành về an toàn thực phẩm được tăng cường, nhất là các đợt cao điểm, như: Lễ hội, Tết, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm… Đặc biệt, công tác thanh tra, kiểm tra được tập trung có trọng tâm, trọng điểm và đột xuất vào các ngành, nhóm sản phẩm, công đoạn có nguy cơ cao về mất an toàn thực phẩm. Qua đó, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở. Cùng với đó, nhiều cơ sở đã đầu tư trang thiết bị mới, đồng bộ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, ý thức của người sản xuất, kinh doanh về bảo đảm an toàn thực phẩm đã có nhiều cải thiện.
Lê Hòa
VĂN BẢN MỚI
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 128/QĐ-SYT ngày 19/1/2022 thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế loại A
- 226/SYT-QLHNYDTN Kế hoạch đánh giá duy trì đáp ứng cơ sở kinh doanh dược năm 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện