bệnh không lây
Đái tháo đường thai kỳ là một loại bệnh đái tháo đường phát triển trong giai đoạn mang thai và có thể xuất hiện ở những người mẹ chưa được chẩn đoán mắc đái tháo đường trước đó. Việc kiểm soát đái tháo đường thai kỳ cũng như hiểu rõ về các xét nghiệm đường huyết phổ biến sẽ giúp chẩn đoán bệnh kịp thời, đảm bảo bà bầu luôn khỏe mạnh và thai nhi được phát triển toàn diện.
1. Tìm hiểu về xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Vậy xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ là gì? Thời điểm nào phù hợp nhất để mẹ bầu thực hiện xét nghiệm này? Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
1.1. Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ là gì?
Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ là một bước cần thiết trong quá trình theo dõi sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Kiểm tra bệnh đái tháo đường thai kỳ không chỉ giúp các bác sĩ có thể phát hiện sớm bệnh mà còn giúp hỗ trợ điều trị kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Đái tháo đường thai kỳ thường được chẩn đoán bằng phương pháp xét nghiệm máu.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ được chẩn đoán bằng phương pháp xét nghiệm máu, với hai xét nghiệm phổ biến là:
- Phương pháp 1 bước (one-step strategy): Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (75-g OGTT)
- Phương pháp 2 bước (two-step strategy): Thực hiện nghiệm pháp uống glucose 50g hoặc uống tải glucose 50 gam, sau đó thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g
1.2. Khi nào mẹ bầu cần xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ?
Mẹ bầu cần thực hiện xét nghiệm đúng thời điểm để có hướng xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Việc xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi.
Thông thường, đái tháo đường thai kỳ sẽ phát triển vào khoảng tuần thứ 24 trong giai đoạn mang thai, vì vậy mẹ bầu nên bắt đầu thực hiện kiểm tra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.
Nếu trong quá trình khám thai định kỳ, bác sĩ nhận thấy mẹ bầu có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao, khi đó mẹ bầu cần được tiến hành kiểm tra sớm hơn để có hướng xử lý kịp thời.
Đối với những người có đường huyết cao hơn bình thường trong 3 tháng đầu của thai kỳ, có thể họ đã mắc đái tháo đường type 1 hoặc type 2, không phải là đái tháo đường thai kỳ.
2. Phương pháp 1 bước (one-step strategy)?
Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (75-g OGTT): đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ.
Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi bất kỳ giá trị glucose huyết thoả mãn tiêu chuẩn sau đây:
– Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
– Ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
– Ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)
3. Phương pháp 2 bước (two-step strategy)?
Mẹ bầu cần nhịn ăn qua đêm để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.
– Bước 1: Thực hiện nghiệm pháp uống glucose 50g hoặc uống tải glucose 50 gam (glucose loading test: GLT): Uống 50 gam glucose (trước đó không nhịn đói), đo glucose huyết tương tại thời điểm 1 giờ, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó. Nếu mức glucose huyết tương được đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống là 130 mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L) tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g.
– Bước 2: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g (100-g OGTT): Nghiệm pháp phải được thực hiện khi bệnh nhân đang đói: Bệnh nhân nhịn đói, uống 100 gam glucose pha trong 250-300 ml nước, đo glucose huyết lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, sau khi uống glucose. Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi ít nhất có 2 trong 4 giá trị mức glucose huyết tương bằng hoặc vượt quá các ngưỡng sau đây:
Bài viết trên đã chia sẻ toàn bộ thông tin về 2 phương pháp phổ biến giúp chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Hy vọng qua chia sẻ này bạn sẽ hiểu rõ hơn về các phương pháp xét nghiệm phổ biến này để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Bích Thủy (Nguồn: ngaydautien.vn)
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc