bệnh không lây

Phòng ngừa các biến chứng của tăng huyết áp
Ngày đăng 13/12/2019 | 09:09  | Lượt xem: 6123

Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch. Tỷ lệ mắc bệnh rất cao và đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Namcũng như trên toàn thế giới.Với diễn biến thầm lặng, ít có các biểu hiện lâm sàng khiếnngười bệnh chủ quan, nhưng tăng huyết ápvô cùng nguy hiểm vì nógây ra các biến chứng nặng nề thậm chí có thể dẫn tới tử vongcho người bệnh.

Nguyên nhân tăng huyết áp

Một người được xác định là tăng huyết áp khi có huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.Khoảng 90 - 95% các trường hợp tăng huyết áp không tìm thấy nguyên nhân, nhưng có một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, các yếu tố này được gọi là yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.

Yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được:

- Thừa cân béo phì: người thừa cân BMI≥23, nam vòng bụng ≥90cm, nữ vòng bụng ≥80cm.

- Ăn nhiều muối, ít rau quả

- Hút thuốc lá: gây co mạch và tăng xơ vữa động mạch

- Uống rượu nặng và thường xuyên

- Ít hoạt động thể lực, thiếu vận động: cuộc sống tĩnh lặng dễ dẫn đến thừa cân, tăng huyết áp

- Căng thẳng, lo âu: Cảm xúc là yếu tố tác động rất nhanh đến huyết áp. Một người hoàn toàn khỏe mạnh bỗng có việc lo lắng, căng thẳng, mất ngủ cũng sẽ khiến huyết áp tăng hơn bình thường. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến bệnh lý tăng huyết áp thực sự.

Các yếu tố nguy cơ không thể điều chỉnh được:

- Di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy, con cái sinh ra trong gia đình có cha mẹ mắc bệnh tăng huyết áp có nguy cơ mắc phải tăng huyết áp cao hơn người khác.

- Tuổi: Khi tuổi càng cao, thành mạch máu càng lão hóa và xơ cứng, giảm khả năng đàn hồi, áp lực trong lòng mạch tăng gây tăng huyết áp. Do vậytuổi càng cao càng dễ bị tăng huyết áp.

Bên cạnh đó khoảng < 10% số người bị tăng huyết áp tìm thấy nguyên nhân gây bệnh, các bệnh nhân này được gọi là tăng huyết áp thứ phát (tăng huyết áp có căn nguyên). Một số nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát gồm có:

- Các bệnh lý về thận: viêm cầu thận, sỏi thận, hẹp động mạch thận…

- Nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến yên, u vỏ hoặc tủy thượng thận…

- Bệnh lý mạch máu và tim: hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, Takayasu…

- Nhiễm độc thai nghén.

Triệu chứng của tăng huyết áp

Tăng huyết áp không có triệu chứng đặc trưng. Những dấu hiệu hay gặp của tăng huyết áp là: Choáng váng, nhức đầu; mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt; khó thở, đau tức ngực, hồi hộp; đỏ mặt, buồn nôn.

Tuy nhiên đa số người mắc bệnh tăng huyết áp không có biểu hiện gì và phần lớn không biết mình bị bệnh. Các triệu chứng kể trên thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Chính vì thế mà tăng huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng”.

Các biến chứng của tăng huyết áp

Tăng huyết áp làm tăng gánh nặng cho tim và hệ thống động mạch, tim phải làm việc nhiều hơn, chịu tải trọng nhiều hơn trong một thời gian dài khiến tim có khuynh hướng to ra và giãn lớn, hậu quả cuối cùng dẫn đến suy tim.

Tăng huyết áp cũng thúc đẩy và gây ra xơ vữa động mạch. Đây là một bệnh lý nguy hiểm dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành mạn tính, bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại vi…

Ngoài ra, tăng huyết áp còn ảnh hưởng đến thận và mắt, gây suy thận mạn tính, giảm thị lực thậm chí mù lòa.

Những biến chứng của bệnh tăng huyết áp. (ảnh sưu tầm)

Phòng ngừacác biến chứngcủa tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp là một bệnh mạn tính.Để ngăn ngừa lâu dài các biến chứng,  người bệnh nhất thiết phảikiểm soát tốt huyết áp, bằng cách áp dụng lối sống khoa học và tuân thủ thuốc điều trị của bác sỹ. Cụ thể:

- Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn (dưới 5g muối/ngày), hạn chế các thức ăn chứa nhiều muối như cà muối, dưa muối, mỳ ăn liền, xúc xích, thịt hun khói... Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi;Đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày;Hạn chế thức ăn có nhiều chất béo bão hòa (bơ, mỡ động vật...),lòng đỏ trứng, thịt có màu đỏ; Không ăn phủ tạng động vật, tăng cường ăn cá.
- Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9; cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ. Tích cực giảm cân (nếu quá cân).
- Hạn chế uống rượu, bia; Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào. 
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày. 
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột.

- Người trưởng thành cần thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp.

- Uống thuốc đúng cách: Uống đúng thuốc, đủ liều, đều đặn theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Không tự ý dừng thuốc, thay đổi thuốc, tăng hoặc giảm liều.

- Đo huyết áp ít nhất mỗi ngày một lần và ghi vào sổ  theo dõi huyết áp giúp cán bộ y tế theo dõi, đánh giá kết quả điều trị.

- Đến khám tại cơ sở y tế: Khám lại theo lịch hẹn của cán bộ y tế hoặc đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường (đau đầu, khó thở, chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ...) trong quá trình điều trị.

                                                                                 Thanh Thủy

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 1398
Lượt truy cập trong tuần: 67392
Lượt truy cập trong tháng: 260062
Lượt truy cập trong năm: 3133176
Tổng số lượt truy cập: 47200564
Về đầu trang