bệnh không lây
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường có thể từ rất nhẹ, thậm chí không có triệu chứng gì. Một số người không phát hiện ra bệnh, khi có nhiều biến chứng mới phát hiện ra. Hiện, bệnh đái tháo đường đang có xu hướng trẻ hóa, diễn biến khó lường. Nên việc nắm được các dấu hiệu phát hiện sớm bệnh vô cùng quan trọng.
Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định, có thể thiếu thậm chí thừa. Hầu hết triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường là mức glucose trong máu cao hơn bình thường.
Theo BSCKII Lê Thị Phương Huệ - Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Thanh Nhàn, thường khi bệnh nhân có những triệu chứng lâm sàng rõ rệt như khát nước, tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân… đã là những triệu chứng cho thấy lượng đường huyết tăng cao. Để nhận biết sớm bệnh, có thể có những triệu chứng như mau đói hơn, khô miệng, mệt hoặc đôi khi ngứa râm ran ở da, hoặc đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đây là những triệu chứng có thể gặp, còn trên thực tế, bệnh đái tháo đường để phát hiện sớm cần chú trọng đến những đối tượng có nguy cơ đái đường để tầm soát và sàng lọc bằng các xét nghiệm. Khi đã có những triệu chứng rõ rệt thường bệnh cũng đã ở giai đoạn đường huyết tăng khá cao.
Bà N.T.G (70 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: Do tuổi già, đi lại khó khăn nên tôi chủ quan không đi khám sức khỏe thường xuyên. Khi thấy người hay râm ran ngứa cứ nghĩ có vấn đề về da, đi khám mới biết mắc tiểu đường. Hiện tôi đang điều trị theo phác đồ hướng dẫn của bác sĩ
BSCKII Lê Thị Phương Huệ - Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, bệnh đái tháo đường nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có rất nhiều biến chứng, đặc biệt là những biến chứng cấp tính. Đường huyết tăng quá cao có thể làm bệnh nhân lơ mơ, chậm chạp, nặng hơn nữa là hôn mê. Những biến chứng cấp tính có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Ngoài ra, nếu không phát hiện sớm bệnh đái tháo đường và điều trị tích cực ngay từ đầu còn có những biến chứng khác như nhiễm trùng (nhiễm khuẩn huyết, loét chân…) hoặc một số biến chứng lên tim mạch như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não hay những biến chứng về thận. Có những trường hợp mù mắt hay biến chứng thần kinh tê bì.
Do đó, ngay khi phát hiện tiểu đường, người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết giúp ngăn chặn bệnh tiến triển gây biến chứng. Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần ăn uống lành mạnh, uống thuốc đúng chỉ định, luyện tập thể dục nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút mỗi ngày.
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người dân cần đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và xử trí kịp thời, tránh diễn tiến bệnh nặng.
Việt Nam
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc