bệnh không lây

Triển khai công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần năm 2023
Ngày đăng 01/03/2023 | 09:10  | Lượt xem: 149

Sở Y tế vừa ban hành Kế hoạch số 773/KH-SYT về việc triển khai công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023.

Theo kế hoạch, ngành Y tế cũng đặt ra mục tiêu cụ thể, bao gồm: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, tăng cường phối hợp liên ngành, hoàn thiện các chính sách về phòng, chống bệnh không lây nhiễm; Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức người dân để dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm năm 2023; Tăng tỷ lệ phát hiện, quản lý điều trị, chăm sóc người mắc bệnh không lây nhiễm; Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống để đảm bảo cung cấp dịch vụ phòng, chống bệnh không lây nhiễm; Phát triển hệ thống giám sát, quản lý thông tin, thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm và các yếu tô nguy cơ, trong đó, 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn và các cơ sở y tế liên quan thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê báo cáo đầy đủ kết quả dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị và nguyên nhân tử vong do các bệnh không lây nhiễm theo quy định.

Người dân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.

Ngành Y tế tăng cường công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các chính sách liên ngành, củng cố hệ thống giám sát, lồng ghép phòng, chống các bệnh không lây nhiễm trên địa bàn; Thu thập, theo dõi, dự báo, giám sát yếu tố nguy cơ, số mắc bệnh và tử vong, đáp ứng của hệ thống y tế, hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm. Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế trong nghiên cứu, đào tạo, huy động nguồn lực để phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm.

Tăng cường truyền thông và nâng cao sức khỏe để giảm thiểu các hành vi nguy cơ, dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm; xây dựng tài liệu truyền thông, phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức triển khai truyền thông bằng các hình thức phù hợp với các nội dung phòng, chống bệnh không lây nhiễm. Xây dựng tài liệu truyền thông và tổ chức truyền thông lồng ghép với các sự kiện, hoạt động cộng đồng; tổ chức các hội nghị, hội thảo và các chương trình mục tiêu khác do ngành tổ chức hoặc phối hợp liên ngành, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bệnh không lây nhiễm trên địa bàn. Trong đó, chú trọng các nội dung liên quan tới phòng, chống tác hại của rượu, bia, thuốc lá; tăng cường vận động thể lực cho người dân ở cộng đồng để nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh tật; thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ...; dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2018-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngành Y tế tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai các hoạt động phòng, chống yếu tố nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm trên địa bàn.

Triển khai cung cấp các dịch vụ khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe, đo các chỉ số và thực hiện các biện pháp để phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm cho người dân, ưu tiên người từ 40 tuổi trở lên và người có nguy cơ cao. Tổ chức các hình thức sàng lọc thường xuyên khi người dân đến sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế, đặc biệt tại trạm y tế; sàng lọc lồng ghép trong chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên tại cơ sở giáo dục, trong khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại cơ quan, tổ chức và khám quản lý sức khỏe cho người cao tuổi; sàng lọc trong hoạt động thăm hộ gia đình, sàng lọc khi khám thai cho phụ nữ có thai. Tổ chức các chương trình, hoạt động sàng lọc, kiểm tra sức khỏe tại cộng đồng phù hợp với yêu cầu, điều kiện của địa phương.

Triển khai lập hồ sơ để theo dõi, tư vấn, dự phòng cho người thừa cân, béo phì, người tiền bệnh và người có nguy cơ cao mắc các bệnh không lây nhiễm; quản lý người có nguy cơ tim mạch; tư vấn, cai nghiện thuốc lá; sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do uống rượu, bia. Tổ chức các hình thức theo dõi, tư vấn, dự phòng lồng ghép trong quản lý, chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục; quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ quan, tổ chức; quản lý sức khỏe người cao tuổi và quản lý, theo dõi sức khỏe người dân tại cơ sở y tế và tại cộng đồng.

Khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe, đo các chỉ số và thực hiện các biện pháp để phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm.

Phát triển, củng cố năng lực, nhân lực các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó, tăng cường năng lực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đa khoa, chuyên khoa liên quan ở tuyến thành phố để cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị toàn diện, chuyên sâu các bệnh không lây nhiễm theo phân tuyến kỹ thuật và để hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến y tế cơ sở. Củng cố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện để chẩn đoán, quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm; khám, quản lý điều trị một số rối loạn sức khỏe tâm thần; tham gia khám sàng lọc, chăm sóc giảm nhẹ, phòng, chống ung thư; hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật về khám, quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh tại trạm y tế xã và tại cộng đồng theo quy định.

Triển khai hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật để dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị và tư vấn, chăm sóc hiệu quả các bệnh không lây nhiễm trên địa bàn. Hướng dẫn chuyên môn về chăm sóc sức khỏe tâm thần như: hướng dẫn dự phòng, phát hiện, khám, quản lý điều trị, tâm lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần tại cơ sở y tế tuyến huyện, trạm Y tế xã, cơ sở trợ giúp xã hội và tại cộng đồng.

Nâng cao năng lực dự phòng, phát hiện và quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm, trong đó có hướng dẫn, bảo đảm các điều kiện thiết yếu cho triển khai hoạt động dự phòng, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, bao gồm: thực hiện đầy đủ các quy định về cấp giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề; phân công nhiệm vụ, giao chỉ tiêu chuyên môn làm cơ sở cho việc kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; bảo đảm danh mục chuyên môn kỹ thuật, thuốc, trang thiết bị, xét nghiệm, vật tư và các quy định về tài chính, bảo hiểm y tế.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm, bao gồm: Xây dựng các trang thông tin điện tử về sức khỏe và các phần mềm, ứng dụng để chia sẻ thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn người bệnh, người dân thực hiện phòng, chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe; xây dựng phần mềm, ứng dụng trên điện thoại để giúp người dân tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh, thay đổi hành vi lối sống, giúp người bệnh và người chăm sóc tự quản lý bệnh tại gia đình.

Phát triển hệ thống giám sát, quản lý thông tin bệnh không lây nhiễm và yếu tố nguy cơ gây bệnh, xây dựng hệ thống giám sát lồng ghép trong hệ thống thông tin y tế quốc gia để thu thập, theo dõi, dự báo, giám sát yếu tố nguy cơ, số mắc bệnh và tử vong, đáp ứng của hệ thống y tế, hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm.

Triển khai các hoạt động giám sát, bao gồm: Tổ chức giám sát yếu tố nguy cơ, định kỳ tổ chức điều tra, khảo sát để thu thập, theo dõi, đánh giá thực trạng và chiều hướng các yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần. Phối hợp với các đơn vị tuyến trên có liên quan tổ chức điều tra yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPS); điều tra hành vi sức khỏe học sinh (GSHS) để phục vụ cho theo dõi, đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện chỉ tiêu, mục tiêu của Chiến lược quốc gia, Chương trình sức khỏe Việt Nam và các chương trình, kế hoạch liên quan. Tổ chức điều tra thu thập, thống kê thích hợp để thu thập bổ sung các chi tiêu cho nhóm đặc thù như trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi hoặc bổ sung những chỉ tiêu không có trong điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm và điều tra hành vi sức khỏe học sinh.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội là đơn vị đầu mối tham mưu Sở Y tế xây dựng các kế hoạch và triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm của ngành Y tế trên địa bàn thành phố; thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo nội dung tại Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 14/10/2022 của UBND thành phố Hà Nội. Đầu mối thực hiện việc triển khai các hoạt động theo đề cương hoạt động phòng chống tăng huyết áp, phòng chống bệnh đái tháo đường, cải thiện dinh dưỡng, phòng chống thừa cân béo phì được phê duyệt hàng năm…

Duy Tuân

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 502
Lượt truy cập trong tuần: 6999
Lượt truy cập trong tháng: 0
Lượt truy cập trong năm: 1274849
Tổng số lượt truy cập: 39318159
Về đầu trang