bệnh không lây
Ung thư tinh hoàn là bệnh lý nguy hiểm ở tinh hoàn và ít gặp. Tuy nhiên, khả năng chữa khỏi của ung thư tinh hoàn khá cao.
Ung thư tinh hoàn là gì
Ung thư tinh hoàn là tình trạng tế bào ung thư phát triển bất thường tại nhu mô tinh hoàn. Khối u có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai tinh hoàn. Ban đầu khối u có kích thước nhỏ sau đó ngày một to ra và xâm lấn ra toàn bộ tinh hoàn.
Biểu hiện ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn có biểu hiện gì? Các triệu chứng nhận biết ung thư tinh hoàn được chia làm 2 giai đoạn, tùy theo tình trạng bệnh.
Ung thư tinh hoàn giai đoạn sớm
Triệu chứng mơ hồ không có biểu hiện gì bất thường. Nam giới phát hiện ra ung thư tinh hoàn nhờ vào khám, siêu âm sức khỏe sinh sản. Bác sĩ phát hiện những bất thường tại nhu mô tinh hoàn và sinh thiết khối bất thường để chẩn đoán ung thư tinh hoàn.
Ung thư tinh hoàn giai đoạn muộn
Biểu hiện toàn thân ở giai đoạn này đó là:
- Mệt mỏi, có những cơn sốt nhẹ từ 37.5 -38.5 độ C.
- Có tình trạng sút cân.
Bên cạnh đó có những biểu hiện tại vùng sinh dục như:
- Có thể sờ thấy những khối bất thường tại tinh hoàn. Những khối này sờ có cảm giác lổn nhổn và cứng chắc hơn nhu mô mềm của tinh hoàn. Khi ấn vào có cảm giác đau tức khó chịu.
- Một bên hoặc hai bên tinh hoàn to hơn bình thường.
- Biểu hiện đau lan theo thần kinh sang vùng bẹn bìu, tầng sinh môn.
- Khi tinh hoàn di căn đến đâu sẽ có biểu hiện tại vùng đó. Nếu di căn đến xương sẽ đau mỏi xương. Khi di căn đến phổi, gan và các cơ quan trong ổ bụng sẽ gây ra những biểu hiện rối loạn tiêu hóa.
- Xét nghiệm máu liên quan đến chỉ số ung thư tăng cao. Hoặc khi siêu âm doppler tinh hoàn có những khối u tinh hoàn tại một bên hoặc hai bên có dấu hiệu tăng sinh mạch.
Dựa vào những triệu chứng trên, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm như chụp MRI để xác định khối u đã di căn hay chưa. Kết quả này giúp đánh giá được giai đoạn và mức độ của ung thư tinh hoàn. Bên cạnh đó bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm sinh thiết để tìm ra bản chất của tế bào ung thư tinh hoàn. Từ đó đưa ra những phác đồ điều trị hợp lý.
Hiện nay nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn vẫn chưa được xác định.
Vì sao bị ung thư tinh hoàn
Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn trở nên bất thường.
Ai có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn
Tuy chưa phát hiện ra nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn nhưng các yếu tố sau đây có thể tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Nam giới độ tuổi từ 15-35 tuổi có nguy cơ cao hơn.
- Tiền sử bất thường về bộ phận sinh dục có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn. Bao gồm: tinh hoàn lạc chỗ, tinh hoàn bất thường, tinh hoàn không hạ xuống…
- Yếu tố di truyền: tiền sử gia đình có người bị ung thư tinh hoàn.
- Lạm dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích…
- Quan hệ tình dục không an toàn. Nếu quan hệ tình dục không an toàn sẽ gây ra tình trạng viêm mạn tính đường tiết niệu từ đó dẫn đến viêm tinh hoàn. Khi viêm tinh hoàn mạn tính có thể dẫn đến tình trạng ung thư viêm tinh hoàn.
Nếu có biểu hiện bất thường ở tinh hoàn, nam giới cần tới ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
Phòng ngừa ung thư tinh hoàn
Làm gì để không bị ung thư tinh hoàn? Để phòng ngừa ung thư tinh hoàn, nam giới cần tuân thủ những thói quen lành mạnh như:
- Thói quen sinh hoạt hợp lý, khoa học để nâng sức khỏe tổng quát nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Nam giới cần tăng cường dinh dưỡng và tập luyện thể thao để duy trì một lối sống lành mạnh. Việc tập luyện thể thao giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn. Bên cạnh đó kết hợp ăn nhiều rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt và giảm thiểu ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và muối.
- Sinh hoạt tình dục an toàn với những đối tác an toàn. Khuyến khích quan hệ với một đối tác, quan hệ chung thủy một vợ một chồng. Ngoài ra cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục và giúp tránh được các tác nhân gây ung thư tinh hoàn.
- Không nên lạm dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá…
- Thực hiện kiểm tra tự kiểm tra tinh hoàn khi vệ sinh cơ quan sinh dục để phát hiện bất thường kịp thời. Ví dụ như tinh hoàn to lên, sưng, có những khối bất thường khi sờ vào thấy đau tức…
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ và nhận khuyến nghị về kiểm tra tinh hoàn, tối thiểu 6 tháng/lần. Việc kiểm tra này giúp phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nào của ung thư tinh hoàn để có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
- Tránh tiếp xúc với các chất độc hại như asbest, chì và một số hóa chất công nghiệp khác.
https://suckhoedoisong.vn/ung-thu-tinh-hoan-co-chua-duoc-khong-trieu-chung-can-biet-169230409142048679.htm
Nguyễn Xuân Phúc (Theo ThS.BS Nguyễn Trần Thành- Báo suckhoedoisong.vn)
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc