bệnh truyền nhiễm

Mùa đông xuân cần cảnh giác với bệnh sởi
Ngày đăng 07/01/2025 | 17:09  | Lượt xem: 105

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virút sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 27-12-2024 đến ngày 3-1-2025), toàn thành phố ghi nhận 101 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện, thị xã, 0 tử vong.

Theo bác sĩ nội trú Nguyễn Sỹ Đức, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, kể từ tháng 10/2024 cho đến nay bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho 63 ca mắc sởi. Hiện tại khoa đang điều trị cho 11 bệnh nhân mắc sởi, trong đó có khá nhiều bệnh nhận thở bằng CPAP và oxy. Phần lớn các bệnh nhân thở oxy thường bị nặng, nhỏ tuổi chưa được tiêm phòng vắc xin sởi. Hiện tại mùa đông xuân nên dịch sởi có nguy cơ lan rộng.

Bệnh sởi lây qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện do virút có trong các giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra không khí. Trẻ chưa có kháng thể chống sởi sẽ dễ dàng bị lây nhiễm bệnh sởi khi hít thở phải các hạt nước bọt này. Bệnh sởi có thể lây lan thành dịch lớn.

Bác sĩ nội trú Nguyễn Sỹ Đức khám cho bệnh nhi mắc sởi đang điều trị tại bệnh viện.

Người mắc bệnh sởi có biểu hiện sốt kèm theo viêm long đường hô hấp, sổ mũi, mắt đỏ (viêm kết mạc mắt). Xuất hiện hạt Koplix thường xảy ra trước hay ngày đầu của ban và biến mất sau 24-48 giờ sau phát ban xuất hiện nốt trắng bằng đầu kim, ở niêm mạc má ngay phía trên răng hàm bé.

Đặc biệt giai đoạn toàn phát người bị sởi phát ban sẩn, mịn như nhung, các ban xuất hiện theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân và biến mất theo thứ tự đã mọc.

Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, đôi khi xuất hiện ở người lớn. Kể cả đối với người lớn bị mắc sởi thường có các biểu hiện như: sốt, viêm long đường hô hấp, sau đó phát ban từ mặt, ngực lan xuống phần dưới cơ thể…

Những bệnh nhân bị sởi nếu không được phát hiện điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp, viêm não, viêm thanh quản, suy dinh dưỡng nặng…

Theo bác sĩ nội trú Nguyễn Sỹ Đức, để phòng tránh bệnh sởi trong mùa đông xuân, các gia đình có con đến tuổi tiêm phòng nên tiêm cho trẻ. Đặc biệt là tiêm nhắc lại đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế tại các cơ sở tiêm chủng.

Áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhất là khi chăm sóc trẻ. Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ. Uống đầy đủ nước mỗi ngày.

Cần cho trẻ ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cha mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà mà phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Lê Hòa

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

BAN BIÊN TẬP

Thống kê truy cập

Đang online: 536
Lượt truy cập trong tuần: 91130
Lượt truy cập trong tháng: 115436
Lượt truy cập trong năm: 115436
Tổng số lượt truy cập: 47410477
Về đầu trang