CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CHUYỂN ĐỔI SỐ
Hôm nay, 28/6/2024, nền tảng hồ sơ sức khoẻ điện tử được UBND thành phố Hà Nội cho ra mắt và vận hành. Nền tảng này mang lại nhiều lợi ích cho người dân, bác sĩ, cơ sở y tế và cơ quan quản lý nhà nước.
Ưu điểm của hồ sơ sức khoẻ điện tử
Hồ sơ sức khoẻ điện tử thành phố Hà Nội (Tên: EHR - Electric Health Record) là bản tin học hóa của hồ sơ sức khỏe được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử.
Hồ sơ sức khoẻ điện tử thành phố Hà Nội ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của một người dân sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo mẫu quy định của Bộ Y tế.
Mỗi người dân Hà Nội có một Hồ sơ sức khoẻ điện tử được theo dõi và lưu trữ suốt đời, quản lý toàn bộ xuyên suốt các hoạt động liên quan đến sức khỏe người dân; Hồ sơ sức khoẻ điện tử được bảo mật, chỉ có những người có liên quan được tiếp cận thông tin; người dân có quyền quyết định chia sẻ hay không chia sẻ các thông tin cá nhân trong hồ sơ sức khỏe.
Từ Hồ sơ sức khoẻ điện tử thành phố Hà Nội, người dân sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể quản lý sức khỏe cá nhân của bản thân và gia đình trên Sổ sức khoẻ điện tử (Tên: PHR- Personal Health Record) được chia sẻ trên ứng dụng iHanoi hướng tới phục vụ hỗ trợ người dân trong quá trình thăm khám, điều trị và dự phòng bệnh.
Hệ thống triển khai Hồ sơ sức khoẻ điện tử thành phố gồm 4 phân hệ chính:
Nhóm 1 - Phân hệ thu thập số liệu: Triển khai API/công cụ thu thập dữ liệu khám chữa bệnh của người dân từ các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội và dữ liệu tiêm chủng (tiêm chủng mở rộng/tiêm chủng Covid-19) của người dân sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nhóm 2 - Phân hệ Phần mềm Hồ sơ sức khoẻ điện tử: Triển khai phần mềm Hồ sơ sức khoẻ điện tử cho cán bộ y tế các tuyến phục vụ quản lý, theo dõi, cập nhật, giám sát thông tin sức khỏe người dân. Kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia như dân cư.
Nhóm 3 - Phân hệ Phần mềm khai thác dữ liệu sức khỏe: Triển khai hệ thống Dashboard phục vụ phân tích và báo cáo cho Sở Y tế và các TTYT quận, huyện, thị xã về số liệu Hồ sơ sức khoẻ điện tử.
Nhóm 4 - Chia sẻ dữ liệu: Chia sẻ dữ liệu sức khỏe người dân cho ứng dụng người dân iHanoi.
Định hướng trong thời gian tới
Triển khai tiếp các mô hình phân tích, đánh giá, mô hình bệnh tật nhằm đánh giá xu hướng, tình hình mắc bệnh trên địa bàn thành phố, đồng thời nghiên cứu tích hợp các công nghệ lớn như BigData, AI vào hệ thống, nghiên cứu phương án chia sẻ thông tin sức khỏe người dân lên trung tâm điều hành y tế thông minh, Trung tâm điều hành của thành phố Hà nội
Tiếp tục nâng cấp API chia sẻ dữ liệu sức khỏe người dân và tiếp nhận thông tin người dân khai báo từ Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng iHaNoi, nhằm hỗ trợ người dân sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử quản lý toàn bộ sức khỏe gia đình, phục vụ công tác khám chữa bệnh của người dân tại các cơ sở khám chữa bệnh khi sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử trên iHaNoi.
Kết nối với cơ sở dữ liệu Bảo hiểm xã hội để tiếp nhận dữ liệu sức khỏe người dân Hà Nội đi khám BHYT tại các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện bộ ngành và tại các cơ sở khám chữa bệnh đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố khác.
Triển khai công tác thu thập, liên thông bổ sung dữ liệu khám sức khỏe tại các cơ sở khám chữa bệnh cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe theo đoàn; kết nối bổ sung liên thông khám dịch vụ, kết nối kết quả chẩn đoán hình ảnh, đồng thời nghiên cứu phương án chia sẻ sức khỏe người dân phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Triển khai mở rộng đối tượng, chức năng sử dụng hệ thống, chức năng quản lý và cập nhật dữ liệu đối với y tế học đường (Sở giáo dục và Đào tạo) trong công tác khám sức khỏe học sinh và y tế cơ quan/xí nghiệp để phục vụ quản lý sức khỏe tại các đơn vị.
Triển khai mở rộng các hoạt động nghiệp vụ quản lý sức khỏe người dân tại 30 TTYT quận, huyện, thị xã, 579 trạm y tế xã, phường, thị trấn như các hoạt động quản lý bệnh nhân không lây nhiễm, bệnh nhân ung thư, đối tượng bà mẹ - trẻ em, hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, quản lý bệnh nghề nghiệp,…
PV
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc