DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
Đề án 818 đã góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng cho người dân.
Ngày 12/3/2015, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020” (gọi tắt là Đề án 818) với mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng cho người dân nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội, sự bền vững của chương trình DS-KHHGĐ.
Tiếp đó, ngày 25/2/2019, Bộ Y tế đã có Quyết định số 718/QĐ-BYT phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hoá cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hoá và dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến năm 2030 (Đề án 818 mở rộng).
Đối tượng khách hàng của Kênh phân phối xã hội hóa phương tiện tránh thai, hàng hoá và dịch vụ KHHGĐ/SKSS là những người dân có nhu cầu, có điều kiện kinh tế tự chi trả và đặc biệt là tự nguyện. Nguyên tắc căn cơ, cốt lõi để xuyên suốt trong quá trình triển khai Đề án 818 đó chính là tính pháp lý và quản lý tài chính công khai minh bạch.
Theo báo cáo của Ban Quản lý Đề án 818, tính đến ngày 1/10/2022, có 31 sản phẩm phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS/KHHGĐ theo phân khúc thị trường bao gồm: nhóm sản phẩm, hàng hóa KHHGĐ (viên uống tránh thai Anna; bao cao su sản xuất trong nước: Hello, Hello Plus, Young Lovers; bao cao su nhập khẩu: Kimiko Plus (loại Dotted và Long Shock); I Love You, Nevalyashka; thuốc tránh thai khẩn cấp BK-1; vòng tránh thai Pregna+ Tcu 380A; thuốc tiêm tránh thai Triclofem) và nhóm sản phẩm, hàng hóa hỗ trợ KHHGĐ/CSSKSS (viên bổ sung vi chất Prenatal; thực phẩm bảo vệ sức khỏe Premom; thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glucankid; thực phẩm bổ sung Nutricarebone Loại 400g và loại 900g; sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cetavit DHA…)
Các sản phẩm thuộc Đề án 818 được phân phối độc quyền trong hệ thống kênh phân phối xã hội hóa thuộc Đề án 818, trực tiếp cung cấp đến khách hàng là các cán bộ dân số - y tế cơ sở thông qua các buổi hội thảo, truyền thông, tư vấn trực tiếp tại các hộ gia đình. Điều này có nghĩa là người dân có nhu cầu sẽ mua các sản phẩm từ đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống phân phối Đề án 818 chứ không mua được ở các cửa hàng, hiệu thuốc như các sản phẩm thông thường. Ngoài ra, dấu hiệu rất dễ nhận ra ở các sản phẩm thuộc Đề án 818 là trên bao bì của các sản phẩm thuộc Đề án 818 đều có logo: Bộ Y tế - Tổng cục DS-KHHGĐ - Đề án 818.
Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện cải thiện SKSS/KHHGĐ và tăng cường sử dụng các phương tiện tránh thai hiện đại. Theo đánh giá của nhiều địa phương, một số sản phẩm của Đề án 818 đã khẳng định được hiệu quả của mình với người dân trên địa bàn, được người dân lựa chọn tin dùng.
Nhã Khanh
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc