Điểm báo
* Hà Nội tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh, bánh Jambon Thanh Hương
Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp Tết và lễ hội Xuân năm 2025 tại quận Tây Hồ và Ba Đình.
Tạm dừng cơ sở sản xuất bánh jambon
Tại quận Tây Hồ, qua kiểm tra đột xuất thực tế tại Công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Hương – cơ sở chế biến sản xuất bánh jambon (số 50 An Dương, quận Tây Hồ), đoàn ghi nhận, cơ sở có 13 nhân công lao động sản xuất.
Tại thời điểm kiểm tra, sản phẩm đang được đóng gói trên mặt sàn. Khu vực cửa sổ không có lưới chống côn trùng, bám nhiều bụi bẩn; có gián trong khu vực sản xuất; thiếu chế độ vệ sinh thường xuyên đối với trang thiết bị dụng cụ.
Qua kiểm tra, đoàn yêu cầu Công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Hương – cơ sở chế biến sản xuất bánh jambon tạm dừng hoạt động.
Để bảo đảm công tác ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân năm 2025, quận Tây Hồ thành lập 10 đoàn kiểm tra liên ngành ATTP. Trong đó, 2 đoàn liên ngành ATTP quận; 8 đoàn kiểm tra liên ngành phường.
Các đoàn kiểm tra đã tập trung cao điểm kiểm tra ATTP các mặt hàng phục vụ Tết và xử lý kịp thời vi phạm hành chính về ATTP.
Dịp này, tuyến quận đã kiểm tra 5 cơ sở có 3 cơ sở đạt (tỷ lệ 60%); 97 cơ sở tuyến phường (38 cơ sở kinh doanh, 42 cơ sở dịch vụ ăn uống, 17 cơ sở thức ăn đường phố) có 38 cơ sở vi phạm (tỷ lệ 39,18%).
Xử lý nghiêm cơ sở đóng cửa không tiếp đoàn kiểm tra
Tại quận Ba Đình, qua kiểm tra đột xuất thực tế tại cơ sở sản xuất bánh cốm Nguyên Ninh (11 Hàng Than, Ba Đình), đoàn ghi nhận, cơ sở chưa xuất trình được giấy khám sức khỏe và xác nhận tập huấn kiến thức ATTP của chủ cơ sở và 5 người lao động.
Cơ sở chưa xuất trình được hồ sơ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của các nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Về điều kiện vệ sinh thực tế, khu vực sản xuất không bố trí theo nguyên tắc một chiều, không phân khu riêng biệt mà lại chung với khu vực sinh hoạt của gia đình; không có khu vực đóng gói, dán nhãn sản phẩm.
Qua kiểm tra, đoàn yêu cầu tạm dừng hoạt động đối với cơ sở sản xuất bánh cốm Nguyên Ninh (11 Hàng Than, Ba Đình).
Ngoài ra, lãnh đạo Chi cục ATVSTP yêu cầu các đoàn kiểm tra chặt về nguồn gốc, lấy mẫu các sản phẩm thực phẩm dịp Tết, nhất là rượu (xét nghiệm dư lượng hóa chất, hóa chất bảo quản, vi sinh…). TP Hà Nội sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm an toàn và chất lượng cho người dân.
Báo Kinhtedothi:
https://hanoionline.vn/video/ha-noi-tam-dung-san-xuat-hai-co-so-banh-noi-tieng-293204.htm
https://vietnamnet.vn/tam-dung-hoat-dong-co-so-banh-com-noi-tieng-ha-noi-2359512.html
* Cán bộ thanh tra "sốc" và bất ngờ khi kiểm tra cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh
“Bánh cốm Nguyên Ninh là một thương hiệu lớn, truyền thống của Hà Nội. Khi bước vào cơ sở, chúng tôi quan sát phía bên ngoài khách mua rất đông, có cả người nước ngoài. Thế nhưng, khi bước vào bên trong khu vực sản xuất, bản thân tôi thực sự bất ngờ và sốc…”.
Đó là nhận xét của ông Trần Việt Dũng, Trưởng phòng Công tác thanh tra (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội) sau buổi kiểm tra tại cơ sở bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (tại địa chỉ 11 Hàng Than, quận Ba Đình) vào chiều 2-1.
Rất tiếc cho một thương hiệu lớn…
“Nhà vệ sinh trong khu vực chế biến, quần áo cũng giặt giũ luôn tại đấy. Hệ thống kho bảo quản nguyên liệu không có. Tường, sàn, trần nhà ẩm mốc, xuống cấp nghiêm trọng. Trang thiết bị dụng cụ dùng để sản xuất thô sơ và rất bẩn. Tôi quan sát có cả phân chuột, phân gián. Xung quanh một chiếc chảo đang xào cốm là những chiếc giẻ bẩn… Chúng tôi thấy rất tiếc cho một thương hiệu lớn!”, ông Trần Việt Dũng nhận xét.
Rà soát toàn bộ thương hiệu truyền thống
Vào tháng 8-2024, bánh cốm Nguyên Ninh được quận Ba Đình phân hạng OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao. Các sản phẩm sau khi đạt sao OCOP đều phát triển tốt, được nâng cao giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Trung đề nghị, Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm quận Ba Đình chỉ đạo bộ phận thường trực giúp việc cho công tác cấp sản phẩm OCOP này phải triển khai việc thẩm định thực tế tại cơ sở.
“Ngoài hồ sơ, cần phải có kiểm tra trên thực tế”, ông Trung nhấn mạnh.
Từ sự việc một thương hiệu lớn như Nguyên Ninh nhưng lại xem thường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, ông Trần Việt Dũng yêu cầu, Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm quận Ba Đình chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát lại toàn bộ hộ kinh doanh, sản xuất trên địa bàn, nhất là các thương hiệu truyền thống.
“Không chỉ tuyên truyền vận động, hướng dẫn họ tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm, mà phải tăng cường kiểm tra. Qua kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm, cần phải xử lý nghiêm, thậm chí là đình chỉ, kể cả các thương hiệu lớn”, ông Dũng lưu ý.
Báo hanoimoi:
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc