hoạt động cơ sở
Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân N.T.L, 67 tuổi, (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) mắc ung thư trực tràng nặng và đến viện muộn.
Nhiều năm nay, bà N.L khó chịu vùng bụng, đi ngoài ra máu nhưng cứ nghĩ là dấu hiệu bệnh trĩ nên không tới cơ sở y tế thăm khám. Khi các dấu hiệu này ngày càng thường xuyên hơn, đau thắt vùng bụng, chán ăn, hiện tượng đi ngoài ra máu không thuyên giảm thì bà mới đi kiểm tra.
BSCKI. Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết, bệnh nhân L. vào viện trong thể trạng gầy, da xanh. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, tiểu đường, hen phế quản và bị rối loạn đại tiện thường xuyên. Tình trạng đại tiện ra máu kéo dài hơn được hơn một năm.
Các bác sĩ tiến hành hồi sức, chỉ định chụp chiếu và làm các xét nghiệm cho kết quả bệnh nhân L. bị ung thư trực tràng 1/3 giữa T3N1Mo. Sau khi bệnh nhân được điều trị hồi sức nâng cao thể trạng, bác sĩ chỉ định cắt đoạn u trực tràng bằng phương pháp nội soi. Tổn thương trong mổ khối u trực tràng lớn đã xâm lấn vào vùng xương cùng cụt.
Bác sĩ khám cho người bệnh.
Với bệnh nhân tuổi cao tuổi, nhiều thách thức được đặt ra trong quá trình phẫu thuật ca mổ kéo dài 4 giờ, khối u xâm lấn xunh quanh gây chảy máu nhiều. Nhận thấy tình trạng người bệnh vô cùng nguy kịch, kíp trực cấp cứu đã tiến hành hồi sức tích cực, đồng thời kích hoạt báo động đỏ nội viện xin ý kiến hội chẩn của Ban Giám đốc, nhanh chóng huy động lực lượng bác sĩ thuộc các chuyên Khoa Hồi sức - Phẫu thuật - Gây mê - Huyết học để cùng cứu sống bệnh nhân. Các bác sĩ tiến hành thắt động mạch chậu hai bên, chèn gạt cầm máu và truyền 39 đơn vị máu cho bệnh nhân, đồng thời hội chẩn trực tuyến cùng các bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức.
Kíp phẫu thuật đã phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ để chuẩn bị tốt nhất cho ca phẫu thuật. Các bác sĩ đã thực hiện kỹ thuật phẫu thuật nội soi cắt đoạn trực tràng, nạo vét hạch cho bệnh nhân L. Hiện nay, bệnh nhân hồi phục tốt và đã ra viện sau 10 ngày điều trị.
Cũng theo BS Tuấn, nhiều gia đình có người thân tuổi cao mà phát hiện bệnh ung thư thì thường lo ngại, thậm chí có tâm lý buông xuôi, không điều trị.
Tuổi là một trong những vấn đề cần cân nhắc khi tiến hành điều trị ung thư, nhưng không nên vì thế mà vội từ bỏ. Nếu trong điều kiện cho phép và bảo đảm kỹ thuật thì vẫn nên tiến hành phẫu thuật, giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Đào Hiền
VĂN BẢN MỚI
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
- Thu hồi thuốc Methtrexat Bidiphar 50mg/2ml không đạt tiêu chuẩn chất lượng