hoạt động cơ sở
Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I, tuyến cuối trong điều trị ung thư của người dân trên khắp cả nước, là địa chỉ tin cậy để mọi người dân đến khám tầm soát các bệnh ung thư nói chung cũng như ung thư vú nói riêng.
Theo ThS.BS. Chu Thị Thu Huyền, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết, ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các nguyên nhân gây tử vong do ung thư ở nữ.
Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư vú có xu hướng gia tăng theo thời gian nhưng tỷ lệ tử vong do bệnh ngày càng được cải thiện nhờ các thành tựu đạt được trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị, phát hiện bệnh càng sớm thì điều trị càng hiệu quả. Bệnh nhân ung thư vú được phát hiện bệnh ở giai đoạn I có hơn 90% cơ hội sống thêm 5 năm.
Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh ung thư vú ở giai đoạn sớm?
- Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 18 tuổi trở lên): nên tự khám vú thường xuyên.
- Phụ nữ trong độ tuổi 20- 30 nên khám chuyên khoa 3 năm/lần, từ 40 tuổi trở lên nên khám chuyên khoa 1 năm/lần.
- Phụ nữ trên 40 tuổi nên tầm soát ung thư vú bằng siêu âm tuyến vú hoặc chụp mamography 1 năm/ lần.
- Phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư vú nên siêu âm tuyến vú, chụp mamography và chụp cộng hưởng từ tuyến vú 1 năm/ lần.
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội khám sàng lọc tư vấn ung thư vú cho người bệnh.
Phụ nữ tự khám vú như thế nào? Các chị em khi đi tắm hoặc trước khi ngủ có thể tự khám vú theo hướng dẫn sau:
Theo bác sĩ Huyền chúng ta chuẩn bị 1 chiếc gương lớn, tự khám bằng cách quan sát vú trước gương với vai thẳng, hai tay chống nhẹ lên hông. Hãy quan sát và tìm kiếm các bất thường nếu có về màu sắc, hình dạng và sự bất đối xứng hai bên vú, ví dụ: da có bị lồi lõm hay có sần như vỏ cam ko, núm vú có chảy dịch hay bị tụt núm vú ko, có vị trí nào sưng đau gây bất đối xứng bên còn lại ko...
- Giơ hai tay quá đầu và tìm kiếm các dấu hiệu như trên.
- Dùng ngón cái và ngón trỏ nặn nhẹ đầu vú kiểm tra xem có chảy dịch không, dịch màu gì...
- Tự khám vú trong tư thế nằm ngửa, tay phải khám vú trái và ngược lại tay trái khám vú phải. Chụm các ngón tay lại và dùng phần thẳng của các ngón tay để kiểm tra nhu mô vú. Luôn giữ các ngón tay thẳng và khép lại với nhau trong quá trình khám vú. Có thể chia vú thành 4 góc ¼ và khám lần lượt từng góc hoặc bắt đầu từ núm vú di chuyển tay thành các vòng tròn to dần theo hình xoáy trôn ốc đến hết vú. Nên ghi nhớ trình tự khám mà bản thân hay dùng để cảm nhận và phát hiện những thay đổi của nhu mô vú. Hãy đảm bảo che phủ toàn bộ vú từ trên xuống dưới, từ xương đòn đến đỉnh bụng, từ nách đến đường giữa.
Chúng ta cần phải khám tầm soát ung thư vú tại bệnh viện bằng các bước: khám lâm sàng, siêu âm tuyến vú, chụp mamography tuyến vú, có thể chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ tuyến vú với các trường hợp nghi ngờ… bằng các thiết bị công nghệ cao đặc biệt như: Máy chụp mạch DSA, máy chụp cắt lớp vi tính CT 64, CT 128, máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla, máy gia tốc tuyến tính Linac 6MV/IMRT, 6/15MV, máy xạ hình SPECT và máy chụp PET/CT… giúp quá trình tầm soát và điều trị ung thư được chính xác và đạt kết quả tối ưu nhất.
Lê Hòa
VĂN BẢN MỚI
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 128/QĐ-SYT ngày 19/1/2022 thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế loại A
- 226/SYT-QLHNYDTN Kế hoạch đánh giá duy trì đáp ứng cơ sở kinh doanh dược năm 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện