hoạt động cơ sở

TTYT huyện Chương Mỹ xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia cho hơn 800 học sinh trường THPT Chương Mỹ A
Ngày đăng 02/02/2024 | 22:26  | Lượt xem: 285

Vừa qua, Trung tâm y tế (TTYT) huyện Chương Mỹ đã tổ chức trả kết quả, tư vấn cho phụ huynh và học sinh trường THPT Chương Mỹ A đã được lấy máu xét nghiệm bệnh Thalassemia.

Trước đó, Trung tâm đã phối hợp với Viện huyết học& Truyền máu Trung ương lấy máu xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia cho 856 em học sinh. Trong đó, có 148 em có kết quả nghi ngờ mang gen bệnh Thalassemia (chiếm 17,2%).

BS Nguyễn Thị Việt - Trưởng phòng Dân số TT&GDSK truyền thông về Thalassimia cho phụ huynh và học sinh trường THPT Chương Mỹ A.

Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) là một trong các bất thường di truyền phổ biến. Tại Việt Nam, người mang gen bệnh Thalassemia có ở khắp các vùng miền, ở tất cả các dân tộc. Tỷ lệ mang gen Thalassemia ước tính chung là 13% - 14%. Mỗi năm khoảng 8.000 trẻ sinh ra bị bệnh, trong đó có 2.000 trẻ bị thể nặng và 800 trẻ không thể ra đời do phù thai.

Biểu hiện bệnh là thiếu máu nặng, có thể từ ngay sau khi ra đời, thường biểu hiện rõ ràng nhất khi trẻ được 4 - 6 tháng tuổi và ngày càng nặng hơn. Nếu được truyền máu đầy đủ, trẻ có thể vẫn phát triển bình thường đến khoảng 10 tuổi. Sau 10 tuổi, trẻ có biến chứng do tăng sinh hồng cầu và do ứ đọng sắt quá nhiều trong cơ thể như: biến dạng xương: hộp sọ to, hai gò má cao, mũi tẹt, loãng xương, da sạm xỉn, củng mạc mắt vàng, sỏi mật, dậy thì muộn (nữ đến 15 tuổi chưa có kinh nguyệt...) chậm phát triển thể lực. Ngoài 20 tuổi, bệnh nhân thường có thêm các biến chứng suy tim, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường, xơ gan... Một bệnh nhân sống đến năm 30 tuổi cần khoảng 3 tỷ đồng để điều trị và cần truyền khoảng 600 đơn vị máu.

Tất cả phụ huynh và các em học sinh có kết quả nghi ngờ mang gen bệnh đã được ThS.BS Nguyễn Thị Chi, Trung tâm Thalassemia - Viện Huyết học& Truyền máu Trung ương và BS Nguyễn Thị Việt, Trưởng phòng Dân số TT&GDSK, TTYT huyện Chương Mỹ truyền thông, tư vấn về lợi ích và ý nghĩa của việc sàng lọc bệnh Thalassemia cũng như một số phương pháp dự phòng và điều trị bệnh. 

Qua đó, giúp cho phụ huynh và các em học sinh nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi trong việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh, khám sức khỏe trước kết hôn góp phần chung tay phòng bệnh, giảm bớt số người mang gen và mắc bệnh Thalassemia.

Nguyễn Thị Việt (Trưởng phòng Dân số TT&GDSK, TTYT huyện Chương Mỹ)

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 425
Lượt truy cập trong tuần: 59522
Lượt truy cập trong tháng: 282696
Lượt truy cập trong năm: 1418108
Tổng số lượt truy cập: 45485496
Về đầu trang