khám chữa bệnh phổ biến kiến thức y khoa
Cóc mẳn là một loại cỏ hoang được thu hái trong tự nhiên để làm thuốc, có tác dụng thông mũi, tiêu viêm, chữa cảm sốt, ho gió, ho khan…
1.Đặc điểm và công dụng chữa bệnh của cây cóc mẳn
Cây cóc mẳn còn có tên khác là cỏ the, nga bất thực thảo, cây thuốc mộng, cây trăm chân…
Cóc mẳn mọc hoang ở những nơi ẩm thấp, thường thấy ở ruộng bỏ hoang, bờ ao, ven đường... Ngay trong thành phố Hà Nội, ở nhiều chân tường ẩm, cũng thấy cây mọc nhiều.
Cóc mẳn là một loại cỏ nhỏ, thân mềm, mọc bò lan, cành lòa xòa mọc sát mặt đất, phân rất nhiều cành, ở ngọn có lông trắng mịn, nhưng toàn thân trông nhẵn bóng. Lá đơn, mép có khía 1-3 răng cưa, mọc so le. Cụm hoa hình đầu, mọc ở kẽ lá, hoa cái gồm nhiều lớp, cánh hoa hình ống màu trắng, trên có răng cưa, tràng hoa hình chuông có 4 răng hình trứng, màu hơi tím. Để dùng làm thuốc, thường dùng toàn cây cả rễ, dùng tươi hoặc sấy khô.
Theo Đông y: Cóc mẳn có vị cay, tính ấm; vào kinh Thủ thái âm; có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi; dùng chữa cảm mạo, viêm họng, viêm amiđan, hen suyễn, ho gà, kiết lỵ, viêm da mẩn ngứa, mụn nhọt, tụ máu trong chấn thương phần mềm.
Cây cóc mẳn, thảo dược quý có nhiều tác dụng chữa bệnh.
2. Bài thuốc từ cây cóc mẳn
- Chữa cảm sốt, ho khan: Cóc mẳn, lá xương sông, râu ngô mỗi thứ 40g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Ho gió do bị cảm: Cóc mẳn tươi 30g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa ho gà: Cóc mẳn tươi 6g, hấp với đường phèn, uống ngày 3 lần.
Hoặc dùng: Cóc mẳn khô 9g, cát cánh, cam thảo, bách bộ - mỗi vị 6g; sắc lấy nước, chia uống trong ngày
- Chữa viêm amiđan: Cóc mẳn tươi 30g, gạo nếp 30g. Giã cóc mẳn lấy nước cốt ngâm gạo nếp, sau đó nghiền gạo nếp thành bột nước; ngậm và nuốt từ từ.
- Chữa viêm mũi dị ứng, ngạt mũi: Cóc mẳn tươi một nắm (khoảng 15-20g) giã nát, thấm nước cốt vào bông, đưa vào sát lỗ mũi, hít vào, mỗi ngày 2-3 lần.
- Chữa suyễn thở khò khè: Cóc mẳn tươi 20g nghiền lấy nước cốt hòa với rượu uống từ từ ít một.
Cóc mẳn tươi chữa đau mắt đỏ
- Đau mắt đỏ, mắt có màng mộng, thị lực kém, nhìn mờ: Cóc mẳn tươi 30g, sắc uống trong ngày.
-Chữa chấn thương tụ máu do đụng dập: Cóc mắn giã nát, đắp vào nơi tổn thương. Kết hợp với cóc mẳn tươi 30g sắc uống
- Chữa bệnh trĩ, thoát giang: Cóc mẳn 40g, sắc uống ngày một thang. Ngoài dùng cóc mẳn tươi, rau sam, hai thứ lượng bằng nhau, giã nát, đắp vào hậu môn.
-Chữa chàm (eczema): Cóc mẳn 2 phần, đậu xanh 1 phần, muối hạt 2g, giã nát đắp vào vùng da bị tổn thương.
- Chữa viêm da thần kinh: Cóc mẳn lượng vừa đủ xát vào chỗ da bị bệnh.
-Chữa nhọt độc: Cóc mẳn tươi 20g, xuyên sơn giáp 2g (thiêu tồn tính), đương quy vĩ 9g; rượu 150ml, giã nát đắp lên nhọt.
-Chữa lỵ amip: Cóc mẳn, ô quyết (tên khoa học là Stenoloma chusanum (L.) Ching) mỗi vị 15g, sắc nước uống.
https://suckhoedoisong.vn/13-bai-thuoc-tu-cay-coc-man-169221013235240624.htm
Thanh Hiển
(Theo Báo Sức khỏe & Đời sống)
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc