khám chữa bệnh phổ biến kiến thức y khoa

3 nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà cho trẻ
Ngày đăng 14/01/2020 | 16:58  | Lượt xem: 4721

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng bất thường hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày. Tiêu chảy thường hay xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ 6 tháng đến 2 tuổi.Trẻ bị tiêu chảy thường do vệ sinh kém làm nhiễm bẩn thức ăn của trẻ hoặc do một số nguyên nhân khácnhư: trẻ bị thiếu men gây rối loạn tiêu hóa, thực hành cho trẻ ăn dặm chưa đúng cách...

Tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước và điện giải nghiêm trọng làm trẻtử vongchỉ trong thời gian ngắn nên rất nguy hiểm. Bệnh cũng là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Để rút ngắn thời gian tiêu chảy, giảmnguy cơ mất nước,tử vong,suy dinh dưỡng, trong điều trị tiêu chảy điều quan trọng nhất là bù nước, điện giải và quan tâm chăm sócchế độ ăn cho trẻ.

3 nguyên tắc cần thực hiện khi điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà

Vì bệnh rất phổ biến và hầu hết các trường hợp trẻ tiêu chảy chưa bị mất nước được chỉ định điều trị tại nhànên các bà mẹ cần biết những nguyên tắc điều trị sau:

- Uống thêm dịch

- Tiếp tục cho trẻ ăn

- Khi nào đưa trẻ đi khám ngay?

Uống thêm dịch

Uống thêm dịchcó nghĩa là cho trẻ uống nhiều hơn bình thường. Tăng thêm dịch uống nhằm bù lại lượng dịch đã mất do tiêu chảy và đề phòng mất nước. Điều cần thiết là cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường càng sớm càng tốt ngay sau khi trẻ bị tiêu chảy.

Dịch uống thường dùngcho trẻ tiêu chảy là ORS, nước sôi để nguội hoặc các nước tự làm từ thực phẩm như: nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà cốt có muối, nước chuối, hồng xiêm, nước dừa...(với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì cho trẻ uống ORS hoặc nước đun sôi để nguội)

Số lượng dịch cần cho uống tại nhà sau mỗi lần đi ngoài là:

- Trẻ dưới 2 tuổi: 50 - 100 ml

- Trẻ 2 - 10 tuổi: 100 - 200 ml

- Trẻ 10 tuổi trở lên uống theo nhu cầu: Số lượng dịch cần cho trẻ uống trong 4 giờ đầu có thể tính như sau: Số lượng dịch (ml) = Cân nặng (kg) x 75.

Trong các loại dịch dùng điều trị tiêu chảy, ORSlà dung dịch tốt nhất để điều trị mất nước, mất điện giải. ORS được pha bằng nước đun sôi để nguội. Tỉ lệ pha ORS bắt buộc phải đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Dung dịch ORS đã pha chỉ dùng trong vòng 24 giờ.

ORS là dung dịch tốt nhất để điều trị mất nước, mất điện giải.

Với các loại dịch khác thay thế ORS có thể tự làm tại nhà như sau:

- Nước  cháo muối: Dùng 1 nắm gạo (50g), 1 nhúm muối (3,5g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc lấy nước cho trẻ uống dần.

- Nước gạo rang muối, đường: Gạo rang vàng 50g,  6 bát ăn cơm nước nấu nhừ, lọc lấy nước, cho thêm 8 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê gạt ngang muối ăn (3,5g). Cho trẻ uống dần.

- Nước chuối, hồng xiêm: Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho 1 thìa gạt ngang muối ăn (3,5g) cho trẻ uống dần.

Tiếp tục cho trẻ ăn

Nhiều bà mẹthường mắc sai lầm kiêng khem quá mức khi trẻ bị tiêu chảy, chỉ cho trẻ ăn cháo trắng vì sợ ăn thịt cá sẽ tiêu chảy nhiều hơn. Thực tế, việc kiêng khem chỉ khiến trẻ kiệt sức, giảm sức đề kháng và lâu khỏi bệnh.Khi trẻ tiêu chảy cần bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày của trẻ, cho thêm dầu, mỡ vào khẩu phần ăn để tăng thêm năng lượng, đảm bảo vệ sinh khi chế biến và khi cho trẻ ăn.

Thức ăn nấucho trẻ bị tiêu chảy cần mềm, loãng hơn bình thường, cho trẻ ăn ngay sau khi nấu. Khuyến  khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, số lượng ăn một bữa của trẻ có thể được ít hơn hàng ngày nhưng cần tăng số bữa trong ngày cho trẻ.Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm... để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C...

Với trẻ còn bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ bú nhiều lần hơn bình thường và bú lâu hơn mỗi lần. Nếu trẻ ăn sữa công thức thì sữa phải pha loãng hơn. Với trẻ đã ăn dặm và còn bú, ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một.

Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ tiêu chảy là: Gạo (bột gạo), khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc, sữa đậunành, sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactose, dầu thực vật, cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.

Một số thực phẩm tốt với trẻ bị tiêu chảy.

Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều chất xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô (măng, rau cần, rau muống, rau bí...), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ...) khó tiêu hóa. Không cho trẻ ăn, uống các loại bánh kẹo, thức ăn có nhiều đường, các loại nước ngọt công nghiệp, các thức ăn chế biến sẵnvì có thể làm tiêu chảy nặng hơn.

Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ chóng hồi phục và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.

Khi nào đưa trẻ đi khám ngay?

Chỉ điều trị tại nhà cho trẻ bị tiêu chảy khi trẻ chưa có mất nước.Do vậytrong quá trình chăm sóc và điều trị tại nhà, nếu trẻ có bất kỳ các dấu hiệu cảnh báo mất nước hoặc tăng nặng sau phải mang trẻ đến cơ sở y tếđể được khám lại kịp thời:

- Ỉa quá nhiều lần

- Rất khát nước

- Có mắt trũng

- Có sốt

- Không ăn hoặc uống được bình thường

- Có vẻ không tốtlên sau 2 ngày điều trị

                                                                Thủy Nguyên

 

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 386
Lượt truy cập trong tuần: 17634
Lượt truy cập trong tháng: 17634
Lượt truy cập trong năm: 2890748
Tổng số lượt truy cập: 46958136
Về đầu trang