khám chữa bệnh phổ biến kiến thức y khoa
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao. Do đó, mẹ bầu phải chú ý bổ sung đầy đủ, đúng cách để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Hậu quả do thiếu máu, thiếu sắt
Thiếu máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, nguy cơ sảy thai cao; Sinh non, sinh con nhẹ cân, tăng nguy cơ băng huyết chảy máu, nhiễm khuẩn sau sinh.
Thiếu acid folic có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của thai nhi (nứt đốt sống và não úng thủy...). Ăn không ngon, giảm cảm giác ngon miệng, dẫn đến suy giảm miễn dịch.
Nhu cầu sắt và acid folic
Trước khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần 15mg sắt và khoảng 200mcg acid folic mỗi ngày. Khi có thai, lượng sắt và acid folic cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi (khoảng 30mg sắt/ngày, 400mcg acid folic/ ngày).
Theo khuyến cáo Tổ chức Y tế thế giới, phụ nữ nên uống bổ sung acid folic từ trước khi mang thai 1-3 tháng và lần đầu tiên phát hiện có thai uống ngay viên acid folic kèm sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng.Nên lựa chọn sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố, 400mcg acid folic.
Với mẹ bầu được xác định thiếu máu do thiếu sắt sẽ được bác sĩ chỉ định có thể lên tới 100mg sắt/ngày. Thậm chí nhiều trường hợp, mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng sẽ phải điều trị tại viện 2- 3 tháng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch để đảm bảo lượng máu cần thiết ở mức ổn định.
Các loại thực phẩm giàu sắt và acid folic
Đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai nhu cầu về sắt tăng lên rất cao, do đó ngoài việc bổ sung bằng viên uống cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày.
Sắt có nhiều trong các thực phẩm như các loại thịt đỏ (chó, bò, lợn…), tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô. Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật.
Acid folic có thể được tìm thấy trong trái cây và nước trái cây, chuối, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu và tăng cường bánh mì, ngũ cốc và mì ống.
Bà bầu nên bổ sung loại sắt nào?
Rất nhiều người băn khoăn khi dùng thuốc sắt vì không biết thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất hiện nay.
Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có hai dạng: sắt vô cơ (sắt sulfate) và sắt hữu cơ (sắt fumarate và sắt gluconate). Sắt hữu cơ có ưu điểm hơn là dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn.
Có thể dùng các loại viên thuốc chứa sắt đơn thuần được sản xuất ở dạng có hóa trị 2 như: viên sắt gluconat, sắt succinat, sắt fumarat, sắt oxalate...
Trên thị trường hiện nay sắt được bào chế dưới 2 dạng: sắt nước và viên sắt. Sắt nước có ưu điểm là dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng lại khó uống và dễ gây buồn nôn.
Viên sắt có ưu điểm là dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước và gây nóng trong nhiều hơn.
Những lưu ý khi bổ sung sắt
Khi bổ sung thêm viên thuốc sắt, mẹ bầu cần biết rằng sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu, do vậy nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.
Không dùng thuốc sắt cùng thời điểm với sữa, canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Vì vậy, thời điểm uống canxi và sắt phải cách xa nhau.
Ngoài ra, khi uống viên bổ sung sắt, mẹ cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón.
Khi dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc, tránh bổ sung sắt quá liều lượng trong một thời gian dài có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim... Những bệnh thiếu máu không do thiếu sắt (thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do bệnh Thalassemie, suy tủy...) thì không được dùng loại thuốc có sắt.
https://suckhoedoisong.vn/bo-sung-sat-cho-ba-bau-can-luu-y-nhung-gi-n194312.html
Đỗ Hương (Theo suckhoedoisong.vn)
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc