khám chữa bệnh phổ biến kiến thức y khoa
Rụng tóc là tình trạng thường gặp và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Một số người có thể được kê đơn thuốc điều trị tình trạng này...
Nguyên nhân gây rụng tóc có thể do ảnh hưởng của hormone, di truyền, do một số rối loạn trong cơ thể, hoặc do thuốc.
Có nhiều loại rụng tóc: Rụng tóc không sẹo, rụng tóc có sẹo, rụng tóc thành đám, rụng tóc androgen di truyền, rụng tóc anagen, rụng tóc do nấm...
Nam giới thường gặp rụng tóc nhiều hơn. Nhiều người lựa chọn các phương pháp điều trị tại chỗ như kem, dầu gội, dầu và gel với hy vọng tóc không bị rụng và sẽ mọc lại.
Nguyên nhân rụng tóc có thể do ảnh hưởng của hormone hoặc do một số rối loạn trong cơ thể.
Thuốc trị rụng tóc minoxidil
FDA đã phê duyệt phiên bản minoxidil tại chỗ đầu tiên để điều trị chứng hói đầu ở nam giới vào cuối những năm 1980. Kể từ đó, FDA cũng đã chấp thuận minoxidil trị rụng tóc ở phụ nữ và cho phép bán thuốc mà không cần kê đơn.
Theo dữ liệu từ Trung tâm nghiên cứu và đánh giá thuốc (PDF), một số thử nghiệm lâm sàng về minoxidil bôi tại chỗ ở nam giới và phụ nữ đã chứng minh rằng, thuốc giúp tăng độ dày của tóc ở những vùng tóc rụng. Thuốc được sử dụng không cần kê đơn và có tác dụng tốt nhất đối với chứng rụng tóc ở những người dưới 40 tuổi.
Các chuyên gia cho hay, minoxidil được coi là an toàn và dung nạp tốt, nhưng hiệu quả thường khác nhau ở từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, sử dụng minoxidil có thể gây một số tác dụng phụ khó chịu:
- Thời gian điều trị dài, có thể mất vài tháng để thấy kết quả.
- Tóc không mọc lại nếu ngừng điều trị.
- Không có tác dụng đối với tất cả các loại rụng tóc: Bệnh nhân bị hói, đặc biệt nếu họ đã sống chung với tình trạng này một thời gian trước khi bắt đầu điều trị.
- Thuốc có thể có các tác dụng phụ: Khó chịu, ngứa, phát ban và viêm tại vùng da bôi.
Một số trường hợp hiếm gặp mụn trứng cá, viêm, sưng, mờ mắt hoặc đau ngực…
Đối với dạng minoxidil dạng viên đã được FDA chấp nhận vào cuối những năm 1970 để điều trị chứng tăng huyết áp nặng khi bệnh nhân không đáp ứng với các loại thuốc khác hoặc khi người bệnh bị suy thận. Thuốc viên minoxidil thường có tác dụng phụ không mong muốn: Mọc lông quá nhiều. Do đó, các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng nhận thấy tiềm năng của tác dụng phụ này và dùng minoxidil dạng viên liều thấp như một loại thuốc điều trị rụng tóc.
Việc sử dụng thuốc dạng viên minoxidil trị rụng tóc cần được chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Mặc dù Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã không chấp thuận những viên thuốc này để điều trị rụng tóc, nhưng nhiều người vẫn được kê đơn thuốc uống minoxidil.
Các chuyên gia cảnh báo, thuốc viên minoxidil có thể làm tăng nguy cơ tràn dịch màng ngoài tim. Ngoài ra, có thể gây chóng mặt, tim đập nhanh và giữ nước... Tác dụng phụ này sẽ hết khi bệnh nhân ngừng dùng thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ dùng thuốc minoxidil đường uống khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, vẫn chưa biết liệu minoxidil uống với liều lượng thấp để điều trị rụng tóc có thể tác động tiêu cực đến huyết áp ở những người không bị tăng huyết áp hay không. Do đó, thuốc phải được điều chỉnh ở mỗi bệnh nhân dựa trên những thay đổi trong huyết áp và hệ tim mạch.
Lưu ý, thuốc có thể đi vào sữa mẹ, do đó, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng minoxidil.
2. Các phương pháp khác
Ngoài minoxidil, có rất nhiều lựa chọn điều trị cho chứng rụng tóc. Tùy từng bệnh nhân mà có lựa chọn khác nhau. Các phương pháp bao gồm:
- Finasteride: Thuốc kê đơn có thể làm chậm quá trình rụng tóc ở nam giới
- Cấy tóc: Biện pháp chắp thêm tóc vào phần da đầu có ít hoặc không có tóc.
- Huyết tương giàu tiểu cầu: Sử dụng huyết tương được tách ra từ máu của bệnh nhân, sau đó tiêm vào da đầu. Có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với cấy tóc.
Các chuyên gia da liễu cho hay, minoxidil tại chỗ điều trị rụng tóc vẫn là liệu pháp đầu tay. Người bệnh nên bắt đầu điều trị rụng tóc bằng các phương pháp được FDA chấp thuận trước khi cân nhắc sử dụng viên uống minoxidil.
Để điều trị triệt để rụng tóc, tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám tại phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định điều trị cụ thể.
https://suckhoedoisong.vn/luu-y-khi-dung-thuoc-tri-rung-toc-169220927234839938.htm
Khánh Hà (Theo Báo Sức khỏe & đời sống)
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc