khám chữa bệnh phổ biến kiến thức y khoa

Lưu ý sử dụng thuốc làm mềm phân trị táo bón ở trẻ
Ngày đăng 17/04/2023 | 16:13  | Lượt xem: 454

Nếu tình trạng táo bón của trẻ không được cải thiện sau khi thay đổi chế độ ăn uống, có thể sử dụng thuốc làm mềm phân, giúp trẻ dễ đi ngoài hơn.

1. Táo bón - tình trạng rất thường gặp ở trẻ

Táo bón là một vấn đề rất phổ biến ở trẻ em, được xác định dựa trên tần suất và đặc tính của phân. Nếu trẻ em đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần, phân cứng hoặc khô, đau khi đi tiêu hoặc có dấu hiệu khác liên quan đến tiêu hóa, trẻ có thể bị táo bón.

Các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em có thể bao gồm chế độ ăn uống không đủ chất xơ, thiếu nước, bệnh lý nội khoa, bệnh trĩ, sử dụng thuốc và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.

Để điều trị táo bón ở trẻ em, đầu tiên cần phải thay đổi chế độ ăn uống của trẻ bằng cách cung cấp đủ nước, chất xơ và các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và đậu... Nếu tình trạng táo bón không được cải thiện, có thể cần sử dụng thuốc làm mềm phân (thuốc nhuận tràng).

Trẻ bị táo bón hoặc có các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về cách điều trị và sử dụng thuốc làm mềm phân.

Việc sử dụng thuốc làm mềm phân làm giảm độ cứng của phân và giúp trẻ dễ dàng đại tiện hơn. Tuy nhiên, cần được dùng thuốc và theo dõi bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

Nhiều loại thuốc làm mềm phân không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi, vì vậy việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ.

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc làm mềm phân cho trẻ

Thuốc làm mềm phân cần phải được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, không được sử dụng quá liều. Ngoài ra, các loại thuốc làm mềm phân có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Trẻ em cũng có nguy cơ bị mất nước và điện giải cao hơn, do đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc làm mềm phân.

Nếu trẻ bị dị ứng với thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc bất kỳ loại thuốc, thực phẩm hoặc chất nào khác cần thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Cùng với việc sử dụng thuốc, chế độ ăn giàu chất xơ bao gồm bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, cám, trái cây và rau lá xanh, là điều cần thiết để duy trì chức năng ruột khỏe mạnh.

Tránh dùng thuốc quá 1 tuần, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì nó dẫn đến sự phụ thuộc vào tác dụng nhuận tràng để tạo ra nhu động ruột.

Mặc dù thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận tràng có thể có (các) hoạt chất khác nhau, nhưng không nên dùng nhiều loại thuốc nhuận tràng cùng nhau trừ khi được bác sĩ nhi khoa chấp thuận.

Nên cho trẻ uống thuốc trước khi đi ngủ. Có thể uống với sữa hoặc nước ép trái cây để cải thiện hương vị. Bảo quản thuốc ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ.

Trong quá trình sử dụng thuốc cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và báo cáo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Ngừng sử dụng và hỏi bác sĩ trẻ bị chảy máu trực tràng hoặc không đi tiêu được sau khi sử dụng thuốc.

https://suckhoedoisong.vn/luu-y-su-dung-thuoc-lam-mem-phan-tri-tao-bon-o-tre-169230410153219179.htm

Bích Thủy (Nguồn: suckhoedoisong.vn)

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 1552
Lượt truy cập trong tuần: 188244
Lượt truy cập trong tháng: 479560
Lượt truy cập trong năm: 479560
Tổng số lượt truy cập: 47774601
Về đầu trang