khám chữa bệnh phổ biến kiến thức y khoa

Ngừa tái phát sau nhồi máu cơ tim
Ngày đăng 27/02/2020 | 10:07  | Lượt xem: 1189

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim có nguy cơ tái phát rất cao nếu không được chăm sóc và điều trị tốt sau khi được cứu sống bằng thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp hay phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành.

Chính vì vậy, bệnh nhân phải được tư vấn sức khỏe thật kỹ, phải tuân thủ các chỉ định điều trị của thầy thuốc về sức khỏe, hoạt động thể lực, thay đổi lối sống, chế độ ăn và việc dùng thuốc để phòng ngừa thứ phát các bệnh tim mạch.

Sau đây là những điều cần lưu ý để hạn chế tối đa tái phát nhồi máu cơ tim:

Không chủ quan với bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường rất có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, lượng đường trong máu cao bất thường có thể từ gây tổn thương nội mạc ở thành mạch vành, làm tăng lượng cholesterol có hại gây tăng xơ vữa động mạch vành và tăng huyết áp...

Chế độ ăn hợp lý

Cần có chế độ ăn uống hợp lý. Nên ăn dưới 5g muối/ngày. Lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe như ăn nhiều rau và hoa quả, đây được coi là biện pháp phòng chống bệnh tim mạch có hiệu quả. Hạn chế ăn mỡ động vật, nên ăn dầu ăn thực vật sẽ giúp duy trì được cân nặng một cách hợp lý, duy trì huyết áp bình thường, từ đó giúp giảm các biến cố về tim mạch. Ngoài ra, các loại thức ăn nhiều chất xơ và tinh bột như lúa mì, yến mạch, hạt ngũ cốc, gạo nếp vàng, bột mì... cũng là biện pháp phòng chống bệnh tim mạch rất tốt và cả đột quỵ.

Duy trì nhịp sinh học đều đặn

Việc xây dựng thời gian biểu phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên là rất quan trọng. Người bệnh hãy ăn-ngủ-nghỉ và làm việc, tập luyện hợp lý là rất quan trọng. Giờ giấc đảo lộn làm cho cơ thể khó kiểm soát trái tim và huyết áp. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì đền đặn việc kiểm tra sức khỏe định kì.

Theo dõi tăng huyết áp để tránh bị tăng huyết áp đột ngột

Tăng huyết áp cùng với xơ vữa động mạch vành là 2 bệnh tận gốc của nhồi máu cơ tim. Theo thống kê, cơn tăng huyết áp đột ngột có mặt trong khoảng 1/3 các trường hợp nhồi máu cơ tim. Tăng huyết áp cũng là một trong các nhân tố đe dọa hàng đầu của nhồi máu cơ tim. Do đó, việc phòng ngừa nhồi máu cơ tim phải tập trung vào khâu phát hiện bệnh và kiểm soát huyết áp.

Không để stress

Gắng sức quá mức sẽ là nhân tố trực tiếp tới hiện tượng nhồi máu cơ tim. Càng quá sức, nhồi máu cơ tim càng nhanh xuất hiện. Nghiên cứu hồi cứu trên đa số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cho thấy, trước khi bệnh khởi phát đã có giai đoạn làm việc căng thẳng. Ngoài ra, trầm cảm rất có hại, dễ làm bệnh tái phát. Hãy tìm cách tránh các căng thẳng để trái tim của bạn khỏe.

Chú ý đến tập luyện

Nhiều công trình nghiên cứu về “nhịp sinh học” và về “chu trình ngày đêm” cho thấy việc tập luyện quá nhiều vào buổi sáng là không tốt với người bệnh nhồi máu cơ tim. Đây là thời điểm trùng với đỉnh điểm nhiều nhồi máu cơ tim, nhiều cơn “thiếu máu cục bộ cơ tim im lặng” và cả tai biến mạch máu não. Do đó, có thể chuyển bớt 2/3 khối lượng tập luyện buổi sáng vào buổi khác trong ngày (4-5 giờ chiều) hoặc vài ba giờ trước khi đi ngủ.

Nói không với thuốc lá

Thuốc lá không chỉ có hại cho người bệnh nhồi máu cơ tim mà còn không tốt cho bệnh mạch máu, bệnh ung thư phế quản-phổi... Chưa nói, đối với người bệnh động mạch vành, thuốc lá gây co thắt động mạch vành lớn (ở bề mặt ngoài của tim), hư tổn nội mạch động mạch vành (một mặt có thể xúc tiến mảng xơ vữa tăng thêm, mặt khác có thể xúc tiến hình thành huyết khối tại đó), tăng tính đông máu, làm giảm HDL (cholesterol có lợi), giảm lượng ôxy từ phổi tới cơ tim...

Các bệnh nhân cần tránh tái hút thuốc lá ngay trước khi ra viện. Đồng thời, phải kiểm soát huyết áp dưới 140/90mmHg (dưới 130/80mmHg ở bệnh nhân đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính) bằng thuốc và thay đổi lối sống. Thay đổi lối sống (giảm cân, thay đổi chế độ ăn, tăng hoạt động thể lực và ăn nhạt) nên thực hiện cho tất cả các bệnh nhân có huyết áp lớn hơn hoặc bằng 120/80mmHg. Không nên dùng thuốc chẹn kênh canxi nhóm dihydropyridin có tác dụng ngắn để điều trị tăng huyết áp.

Ngoài ra, tất cả bệnh nhân có thừa cân - béo phì cần phải thực hiện chiến lược giảm cân. Nên đo vòng bụng và tính chỉ số khối lượng cơ thể cho các bệnh nhân. Chỉ số khối lượng cơ thể trung bình từ 18,5 - 24,9kg/m2. Nếu vòng bụng lớn hơn 90cm ở nam giới và hơn 80cm ở nữ giới có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa và cần phải giảm cân.

Đỗ Hương

(Theo Báo Sức khỏe & đời sống)

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 221
Lượt truy cập trong tuần: 15789
Lượt truy cập trong tháng: 62555
Lượt truy cập trong năm: 874038
Tổng số lượt truy cập: 44941426
Về đầu trang