khám chữa bệnh phổ biến kiến thức y khoa

Nhiễm độc thai nghén: Đối tượng nguy cơ và cách phòng ngừa
Ngày đăng 30/12/2019 | 11:12  | Lượt xem: 13254

Nhiễm độc thai nghén là một tình trạng bệnh lý riêng biệt của phụ nữ khi mang thai, xuất hiện vào quý I và quý III của thai kỳ với những biểu hiện khác nhau. Đây là bệnh lý gây ra do sự rối loạn co thắt các mạch máu của người mẹ, bao gồm cả hệ thống mạch máu ngoại biên và mạch máu nội tạng như gan, thận, tử cung, não. Hệ quả của hiện tượng này là sự thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan của mẹ và nhau thai, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả thai và mẹ.

Nhiễm độc thai nghén luôn đi trước trong hầu hết các trường hợp sản giật, những biến chứng nghiêm trọng của bệnh này thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ với tỷ lệ tử vong rất cao. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và dễ bị ngạt sau sinh.

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén

Triệu chứng nổi bật của nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ: là nghén nặng, thai phụ thường nôn nghén quá độ, ăn uống kém.

Mặt  khác triệu chứng nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ là phù, tăng huyết áp, xuất hiện protein trong nước tiểu,… 

Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật và sản giật.

Đối tượng nguy cơ nhiễm độc thai nghén

Nguyên nhân gây ra nhiễm độc thai nghén chưa được biết rõ nhưng có nhiều yếu tố được xác định làm tăng nguy cơ mắc nhiễm độc thai nghén ở thai phụ. Một số yếu tố được liệt kê bên dưới:

- Thai phụ trẻ và mang thai con so: đây là đối tượng dễ mắc nhiễm độc thai nghén hơn so với người phụ nữ đã mang thai nhiều lần trước đó. Tỷ lệ bị nhiễm độc thai nghén ở phụ nữ sinh con so khoảng từ 3-10% trong khi ở phụ nữ sinh con rạ chỉ khoảng từ 1,4-4%.

- Chủng tộc:  phụ nữ da đen có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn

- Thời tiết lạnh, đang chuyển mùa.

- Thường xuyên mệt mỏi, làm việc quá sức trong lúc mang thai.

- Thể trạng béo phì, BMI>30.

- Sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng.

- Các bệnh lý nội khoa như viêm loét dạ dày, suy thận mãn tính, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch.

- Các bệnh lý tự miễn như bệnh lupus toàn thân, hội chứng kháng phospholipid.

- Mang thai con trai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn dù chênh lệch không nhiều.

- Tiền sử mắc nhiễm độc thai nghén ở lần mang thai trước.

- Những thai phụ có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, viêm cầu thận, thai phụ to béo, mang thai đôi, nhiều nước ối, có bệnh tiểu đường..

Phòng ngừa bệnh nhiễm độc thai nghén

Thai phụ cần đi khám thai định kỳ và báo với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường là phương án phòng bệnh tốt nhất.

Một vấn đề quan trọng khác là cần đề phòng biến chứng sản giật ở những thai phụ đã được chẩn đoán nhiễm độc thai nghén. Một số biện pháp giúp dự phòng biến chứng sản giật:

- Thai phụ cần được theo dõi sát và quản lý thai nghén tốt: đi khám đúng hẹn, đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các vấn đề bất thường

- Chuyển lên tuyến cao hơn nếu thai phụ được phát hiện phù, tăng huyết áp ở trạm y tế

- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

- Tuân thủ điều trị của bác sĩ khi được chẩn đoán nhiễm độc thai nghén.

Hồng Vân

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 151
Lượt truy cập trong tuần: 15576
Lượt truy cập trong tháng: 62342
Lượt truy cập trong năm: 873825
Tổng số lượt truy cập: 44941213
Về đầu trang