khám chữa bệnh phổ biến kiến thức y khoa
Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, duy trì sức khỏe, tăng cường sức đề kháng... Tuy nhiên, cơ thể lại không thể tự tổng hợp được vitamin mà phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày hoặc bổ sung bằng thực phẩm chức năng.
Tùy thuộc vào loại vitamin, vì không phải loại vitamin nào cũng được cơ thể hấp thụ tốt nhất vào một thời điểm giống nhau. Chính vì vậy, nên biết cần uống vitamin vào thời gian nào trong ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thời gian tốt nhất để uống vitamin phụ thuộc vào loại vitamin đang sử dụng. Một số loại vitamin được khuyến cáo rằng thời điểm tối nhất để uống là sau bữa ăn, trong khi đó có một số loại nên sử dụng khi dạ dày còn trống (bụng đói) để mang lại hiệu quả cao nhất.
Ảnh minh họa.
Khi nào cần bổ sung vitamin?
Các vitamin luôn có sẵn trong ngũ cốc và thực phẩm, vì vậy đối với những người không có quá trình rối loạn hấp thu ở đường tiêu hóa (tiêu chảy, tắc mật, viêm tụy, loét dạ dày - tá tràng...) và không ăn kiêng, có chế độ ăn cân đối với thực phẩm đảm bảo chất lượng thì không nhất thiết phải bổ sung vitamin dưới dạng thực phẩm chức năng.
Khi thiếu vitamin nhẹ có thể điều trị bằng cách dùng chế độ ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin.
Việc bổ sung vitamin dưới dạng thực phẩm chức năng chỉ khi thiếu trầm trọng hoặc trong trường hợp chưa có điều kiện sửa đổi lại chế độ ăn. Thường thì ít có hiện tượng thiếu đơn độc một chất, vì vậy việc bổ sung vitamin dưới dạng hỗn hợp có hiệu quả hơn khi dùng các chất đơn lẻ.
Phân loại vitamin
Vitamin được chia thành 2 nhóm chính: Nhóm vitamin tan trong nước và tan trong chất béo:
- Vitamin tan trong nước gồm các vitamin nhóm B và C.
- Vitamin tan trong chất béo gồm các vitamin nhóm A, D, E, K.
Thời gian tốt nhất để uống vitamin tan trong nước
Vitamin hòa tan trong nước bao gồm vitamin C, nhóm B và axit folic. Các loại vitamin này được hấp thu tốt hơn khi dạ dày trống rỗng. Thời điểm tốt nhất để sử dụng vitamin này là vào buổi sáng, trước khi ăn sáng tầm 30 phút hoặc hai giờ sau khi ăn.
Các vitamin tan trong nước không được cơ thể sản xuất hoặc dự trữ tự nhiên. Do đó, cơ thể cần phải thường xuyên nhận được từ các nguồn động vật, thực vật và chế phẩm bổ sung. Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng vừa đủ vitamin cần thiết, các vitamin tan trong nước dư thừa sẽ được thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.
Thời gian tốt nhất để uống vitamin tan trong chất béo
Những vitamin tan trong chất béo bao gồm vitamin A, K, E, D. Các loại vitamin này có đặc điểm hấp thu cùng với các chất dầu mỡ, vì vậy khi thiếu điều kiện này thì cơ thể không hấp thu được. Quá trình hấp thu đòi hỏi phải có acid mật làm chất nhũ hóa vì mỡ không tan được trong máu. Do đó, để vitamin tan trong chất béo hấp thu tốt thì nên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn.
Khi cơ thể bổ sung dư các vitamin này, chúng sẽ được dự trữ trong gan và mô mỡ không giống như vitamin tan trong nước nếu dư thừa sẽ được thận đào thải qua đường tiểu. Do đó khi dùng liều cao và kéo dài sẽ gây độc tính, đặc biệt là vitamin A và D. Các vitamin này tương đối bền vững với nhiệt độ cao, do vậy chúng không bị phá hủy trong quá trình nấu nướng.
Đỗ Hương
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc