khám chữa bệnh phổ biến kiến thức y khoa
Việt Nam hiện nằm trong vùng có tỉ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu cao, hay còn gọi là "vùng sỏi thế giới". Tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu ở Việt Nam từ 2-12%, trong đó riêng sỏi thận chiếm tới 40%. Với số liệu này, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận cao nhất thế giới.
Để điều trị dứt điểm bệnh sỏi thận thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là Ths. những chia sẻ về chế độ ăn của người bị sỏi thận do Bs Nguyễn Thanh Tùng chuyên ngành Ngoại Tiết niệu, khoa Ngoại, Bệnh viện Bưu Điện
Ths Tùng cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận như chế độ ăn uống không hợp lý, uống thiếu nước, lười vận động, sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, áp lực tâm lý…
Đáng nói, sỏi thận nếu không được điều trị sớm, phát hiện kịp thời sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như khiến người bệnh bị đau buốt vùng mạn sườn; Thường xuyên tiểu buốt, tiểu són, tiểu ra máu, tiểu không hết; Sốt và ớn lạnh, buồn nôn; Sỏi thận lớn có thể gây tắc nghẽn đường tiểu, tắc bàng quang, làm tổn thương thận, nhiễm trùng thận, suy thận…
Với sự phát triển của ngành y học, bệnh sỏi thận không còn là một căn bệnh nguy hiểm nữa. Tuy nhiên, nếu như chúng ta không có đầy đủ kiến thức và phát hiện ra bệnh sỏi thận sớm, dù y học có phát triển cũng khó có thể giúp bạn lấy lại sức khỏe tuyệt vời vốn có.
ThS.BS Nguyễn Thanh Tùng tư vấn cho bệnh nhân
Mỗi năm tư vấn và điều trị cho hàng nghìn ca sỏi thận, và cũng chứng kiến nhiều trường hợp biến chứng nặng chỉ vì không điều trị kịp thời, có người bị suy thận phải chạy thận suốt đời, hay có trường hợp phải cắt bỏ một bên thận….Bs Tùng đã có những tư vấn về chế độ ăn uống để phòng ngừa sỏi thận và các bệnh lý về thận một cách tốt nhất.
Uống đủ nước: Uống đủ lượng nước là điều cực kỳ quan trọng để giúp giảm thiểu sự hình thành sỏi thận. Người bị sỏi thận nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày, tùy thuộc vào cân nặng và mức độ hoạt động của mỗi người.
Giảm cường độ uống rượu bia và uống nước ngọt: Uống quá nhiều đồ uống có cồn và đường như rượu, bia, nước ngọt có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Người bị sỏi thận nên giảm cường độ uống các loại đồ uống này hoặc thay thế bằng nước hoặc trà.
Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm giàu oxalate: Các thực phẩm giàu oxalate như rau cải, củ cải đường, cà chua, măng tây, hạt, socola, đậu phộng, trà và cà phê có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Người bị sỏi thận nên giảm tiêu thụ các loại thực phẩm này hoặc ăn chung với các loại thực phẩm giàu canxi để giúp hạn chế sự hấp thu oxalate.
Ăn nhiều rau củ và trái cây: Ăn nhiều rau củ và trái cây có lợi cho sức khỏe thận và giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, cần tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu kali như chuối và cam để hạn chế mức độ kali trong máu.
Tăng tiêu thụ canxi: Tiêu thụ canxi đầy đủ có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, cần tránh tiêu thụ quá nhiều canxi từ thực phẩm giàu oxalate. Nên ăn các nguồn canxi từ sữa, sữa chua, pho mát và các loại rau xanh như bông cải xanh và rau muống.
Giảm tiêu thụ muối: Muối chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi thận, gây tích tụ các gốc oxalate, chính là tiền đề tạo ra sỏi thận và dễ dẫn đến tình trạng suy thận. Do vậy, giảm tiêu thụ muối nhất là với người đang bị hoặc đang điều trị sỏi thận là rất quan trọng để giảm hình thành sỏi thận, cũng như tái phát sỏi thận.
Ngọc Linh
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc