PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
Tình trạng huyết khối (cục máu đông) sau tiêm được báo cáo với tỷ lệ 1-4 phần triệu, có thể xảy ra đến 28 ngày sau tiêm. Chuyên gia đề nghị sau tiêm vắc xin, mọi người chú ý các dấu hiệu cảnh báo.
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam cho biết, tiêm vắc xin Covid-19, hơn 30% người sau tiêm không có triệu chứng đặc biệt, hoặc thoáng qua không nhận biết được.
Sau tiêm, các phản ứng như sốt, ớn lạnh, đau vị trí tiêm, người cảm giác mệt mỏi... là rất phổ biến.
Còn các phản ứng sốt, ớn lạnh, sưng đau vị trí tiêm... gặp khá phổ biến và hoàn toàn bình thường. Các triệu chứng này sẽ hết sau 2-3 ngày, chỉ cần uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây...
Có hai phản ứng sau tiêm nguy hiểm hơn gồm sốc phản vệ và huyết khối, cần theo dõi chặt sau tiêm. Trong đó, phản ứng sốc phản vệ thường xảy ra ngay sau tiêm, trong thời gian theo dõi sau tiêm, được xử lý bởi nhân viên y tế.
Theo PGS Cơ, phản ứng này rất hiếm xảy ra. Tại Việt Nam với hơn 2 triệu liều tiêm cũng gặp một số trường hợp sốc phản vệ nặng, tuy nhiên hầu hết trường hợp đều được xử trí đúng tại chỗ, người bị phản vệ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, trở lại trạng thái bình thường.
Các điểm tiêm đều đảm bảo có bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành hồi sức tích cực, sẵn sàng cấp cứu sốc phản vệ nếu có.
Còn với phản ứng huyết khối có thể xảy đến 4 tuần sau tiêm, vì thế, người tiêm vắc xin cần chú ý theo dõi tại nhà.
Theo dõi biến chứng huyết khối trong 4 tuần sau tiêm
Tình trạng huyết khối là một phản ứng muộn sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca, có thể xảy ra đến 28 ngày sau tiêm.
"Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh, phản ứng này vô cùng hiếm gặp. Những biểu hiện huyết khối tắc mạch, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu sau tiêm được báo cáo có tỉ lệ từ 1-4 phần triệu (1 triệu người tiêm có một đến 4 người có biểu hiện). Đây là phản ứng khiến nhiều người e ngại khi tiêm, do có thể xảy ra muộn. Nhưng với 2 triệu người tiêm tại Việt Nam, chưa một trường hợp nào có biểu hiện tình trạng huyết khối, rối loạn đông máu sau tiêm", PGS Cơ nhấn mạnh.
Tuy nhiên không vì thế mà chủ quan, PGS Cơ khuyến cáo người dân chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân đến 4 tuần sau tiêm, đặc biệt chú ý các dấu hiệu:
- Triệu chứng như phù chân, phù tay dai dẳng.
- Có những biểu hiện như tức ngực, khó thở (biểu hiện nguy cơ tắc mạch phổi).
- Biểu hiện đau bụng dai dẳng không tìm thấy nguyên nhân (có thể cảnh báo tắc mạch trong tạng).
- Biểu hiện nôn ói, đau đầu, nhìn mờ, thậm chí co giật, liệt nửa người (có thể cảnh báo tắc mạch máu não).
Những triệu chứng này cần được phát hiện càng sớm càng tốt, đến ngay cơ sở gần nhất để được tư vấn.
PGS Cơ cũng khuyến cáo khi đi tiêm ngừa vắc xin, mọi người cần khai báo rõ tình trạng sức khỏe bản thân, yếu tố nguy cơ (bệnh nền, đang dùng các loại thuốc...) để chỉ định tiêm chặt chẽ, phòng các rủi ro có thể xảy ra sau tiêm ngừa.
Đỗ Hương (Theo dantri.com.vn)
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc