PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
Sáng 20-9, tại xã Hương Ngải, UBND huyện Thạch Thất tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh Dại (28-9) với chủ đề “Chung tay phá vỡ rào cản - phòng chống bệnh Dại”.
Huyện Thạch Thất hướng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh Dại năm 2024.
Tham dự có đồng chí Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội; đại diện lãnh đạo UBND huyện và các ban, ngành, đoàn thể của huyện; lãnh đạo Trung tâm Y tế, phòng Y tế; Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người các xã, thị trấn; Trạm trưởng, chuyên trách dịch tễ, nhân viên chăn nuôi thú y các xã, thị trấn; đại diện lãnh đạo, ban ngành, đoàn thể xã Hương Ngải, cùng 20 đoàn viên thanh niên trên địa bàn xã.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 60 người tử vong do bệnh Dại tại 29/63 tỉnh, thành phố; số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, miền Bắc ghi nhận 21 trường hợp tại 14/28 tỉnh; các tỉnh tiếp giáp với Hà Nội đã ghi nhận người tử vong do bệnh Dại như: Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang..., tất cả những trường hợp này đều không điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.
Tại Hà Nội, năm 2024 chưa ghi nhận bệnh nhân mắc bệnh Dại, nhưng đã ghi nhận 06 ổ dịch trên động vật (chó) tại huyện Sóc Sơn. Đến nay, huyện Thạch Thất hiện chưa ghi nhận trường hợp mắc và tử vong do Dại.
Phát biểu chỉ đạo tại mít tinh, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho biết: Hàng năm, trên địa bàn thành phố vẫn ghi nhận những trường hợp tử vong đáng tiếc do bệnh Dại. Các trường hợp tử vong do chủ quan không đi tiêm phòng vắc xin sau khi bị chó cắn hoặc do nhiều trường hợp là trẻ nhỏ khi bị chó mèo cắn không nói chuyện với cha mẹ, đến khi phát bệnh đã muộn.
Lực lượng đoàn viên thanh niên tham gia diễu hành, tuyên truyền thông điệp hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh Dại.
Để thực hiện mục tiêu “Không có người chết vì bệnh Dại từ năm 2030” mà Chính phủ đề ra, ông Khổng Minh Tuấn nhấn mạnh: Mỗi cán bộ y tế Thủ đô và các địa phương cần tiếp tục tập trung tuyên truyền kiến thức phòng, chống bệnh Dại để người dân có biện pháp phòng tránh, chủ động xử lý vết thương khi bị chó, mèo cắn và đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng kịp thời.
Đặc biệt, mỗi gia đình, nhà trường cần nêu cao trách nhiệm trong việc quản lý giáo dục trẻ, trang bị kiến thức phòng chống bệnh Dại cho trẻ nhỏ. Đồng thời, cơ quan y tế cần phối hợp chặt chẽ với ngành Thú y trong việc giám sát, kiểm soát nguy cơ lây bệnh từ động vật sang người, quản lý đàn vật nuôi, tiêm phòng bệnh Dại cho chó, mèo trên địa bàn.
Sau mít tinh, các lực lượng tham dự, đoàn viên thanh niên đã tham gia diễu hành, tuyên truyền thông điệp hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh Dại trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Thạch Thất.
Phùng Hồng (TTYT Thạch Thất)
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc