phòng chống HIV/AIDS

Các tổ chức xã hội đóng góp từ 25 - 50% dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS
Ngày đăng 20/02/2023 | 22:01  | Lượt xem: 444

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, ước tính các tổ chức xã hội có thể đóng góp từ 25 - 50% trong việc cung cấp một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Do đó, cần mở rộng việc thực hiện mô hình hợp đồng xã hội thực hiện phòng chống HIV/AIDS trong toàn quốc…

Theo đó, Nhà nước cần đưa ra các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và hỗ trợ để các tổ chức xã hội có thể tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; bố trí nguồn lực và tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các tổ chức xã hội ký hợp đồng và sử dụng nguồn vốn ngân sách trong cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

Tại hội nghị sơ hết 6 tháng triển khai mô hình thí điểm mua sắm dịch vụ HIV/AIDS do các tổ chức xã hội cung cấp, do Cục Phòng, chống HIV/AIDS vừa tổ chức tại Cần Thơ, PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã đánh giá cao sự tham gia của khối các tổ chức cộng đồng, tham gia vào cung cấp dịch vụ HIV/AIDS, đồng thời biểu dương sự nỗ lực của 9 tỉnh thành tham gia chương trình thí điểm.

PGS.TS Phan Thị Thu Hương đánh giá cao sự tham gia của khối các tổ chức cộng đồng, tham gia vào cung cấp dịch vụ HIV/AIDS.

Được biết, Đề án thí điểm mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS do các tổ chức xã hội cung cấp (còn gọi là Hợp đồng xã hội) giai đoạn 2022-2024 đã được Bộ Y tế ký ban hành tại Quyết định số 5466/QĐ-BYT ngày 29/11/2021. Ngày 10/3/2022, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã ban hành hướng dẫn triển khai thí điểm mô hình Hợp đồng xã hội tại QĐ số 40/QĐ-AIDS.

Trong thời gian này, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp chặt chẽ cùng các đối tác thực hiện các cuộc họp kỹ thuật quan trọng, hoàn thiện tính giá các gói dịch vụ thí điểm, tổ chức hội thảo khởi động triển khai thí điểm chương trình, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực trực tiếp cho các cơ quan đầu mối tỉnh và các tổ chức cộng đồng, doanh nghiệp xã hội; xây dựng hệ thống theo dõi báo cáo trực tuyến.

Hiện tại đã có 5 tỉnh ký được hợp đồng với các tổ chức xã hội trên tổng số 9 tỉnh tham gia thí điểm, bao gồm: Điện Biên, Nghệ An, Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang. Việc thí điểm mô hình này giúp Việt Nam có kinh nghiệm thực tiễn, cũng như thông tin và bằng chứng phục vụ việc xây dựng cơ chế, chính sách mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS với các tổ chức xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước.

ThS.BS. Đỗ Hữu Thủy, Phó Trưởng Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV.

ThS.BS. Đỗ Hữu Thủy, Phó Trưởng Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV cho biết: Điều thuận lợi của mô hình là Đề án được Bộ Y tế phê duyệt, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai chương trình. Với các tỉnh mới, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND tỉnh, thành phố đồng thuận phối hợp triển khai đề án thí điểm; hướng dẫn chi tiết đã được phổ biến và chỉ đạo của Cục Phòng chống HIV/AIDS là cơ sở để các tỉnh và dự án lập kế hoạch triển khai. Định mức chi trả "không thấp hơn" một số định mức các dự án đang triển khai cũng được coi là một lợi thế quan trọng giúp các DNXH cân nhắc và đầu tư vào mô hình thí điểm này.

Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn và rào cản tác động đến quá trình triển khai một mô hình thí điểm này như: Việc phê duyệt kế hoạch của một số tỉnh còn chậm; tình trạng e dè, thận trọng trong mua sắm, đấu thầu ‘hậu COVID-19’ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai đề án; hầu hết các tỉnh đã triển khai đều thực hiện "đặt hàng" do vậy cơ chế "đấu thầu" chưa được thí điểm; một số thủ tục thanh toán còn "rườm rà" cần giảm bớt…

Bà Maria Elena Fillio Borromeo, Giám đốc quốc gia UNAIDS tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, bà Maria Elena Fillio Borromeo, Giám đốc quốc gia UNAIDS tại Việt Nam đã đánh giá cao những việc Việt Nam đã và đang thực hiện và cho biết: Việc huy động các tổ chức cộng đồng tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS từ nguồn Ngân sách Nhà nước - là chiến lược phù hợp với toàn cầu. UNAIDS sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cũng như nỗ lực vận động chính sách dựa trên các bằng chứng được đưa ra. Bà Maria Elena Fillio Borromeo cam kết: UNAIDS sẽ tiếp tục đồng hành với Chính phủ Việt Nam trên hành trình này.

Chương trình thí điểm mô hình Hợp đồng xã hội đã cho thấy những bước tiến quan trọng của Việt Nam hướng đến kiểm soát dịch vào 2030, đồng thời cũng là một tiền đề quan trọng trong việc chuyển dịch từ nguồn hỗ trợ quốc tế sang nguồn ngân sách nhà nước trong những năm tới. Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình thí điểm mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cũng còn những rào cản ban đầu, cần sự chung tay của các Bộ, ban ngành, các tổ chức quốc tế và DNXH vượt qua khó khăn trong giai đoạn này và mong muốn các đối tác quốc tế tiếp tục đồng hành cùng Cục Phòng, chống HIV/AIDS để tháo gỡ những khó khăn… Cục trưởng Phan Thị Thu Hương nhấn mạnh.

Hồng Vân (theo Báo Sức khỏe và đời sống)

https://suckhoedoisong.vn/cac-to-chuc-xa-hoi-dong-gop-tu-25-50-dich-vu-phong-chong-hiv-aids-169230219112801857.htm

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 464
Lượt truy cập trong tuần: 1818
Lượt truy cập trong tháng: 194488
Lượt truy cập trong năm: 3067602
Tổng số lượt truy cập: 47134990
Về đầu trang