phòng chống HIV/AIDS
Ngày 30-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội tổ chức Hội thảo chia sẻ lợi ích, bài học kinh nghiệm sử dụng bộ công cụ tính định biên nhân lực trong phòng, chống HIV/AIDS.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy quản lý nguồn nhân lực trong phòng, chống HIV/AIDS để đạt mục tiêu 90-90-90” của trường Đại học Y tế Công cộng nhằm tăng cường năng lực về quản lý sử dụng nguồn nhân lực cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS nói riêng và nhân lực ngành Y tế nói chung.
TS. Lã Thị Lan, Phó Giám đốc CDC Hà Nội chia sẻ tại hội thảo.
Theo báo cáo của CDC Hà Nội, có 03 phương pháp tính định biên nhân lực, gồm: (1) Phương pháp tính toán nhu cầu nhân lực theo đề án vị trí việc làm; (2) Phương pháp tính định biên nhân sự dựa trên bộ chỉ số khối lượng công việc (WISN); (3) phương pháp tính khối lượng công việc dựa trên tần suất, thời lượng và tương quan.
Đối với đề án vị trí việc làm mà các đơn vị trong ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện dựa trên phương pháp xác định vị trí việc làm là dựa trên phương pháp tổng hợp, được kết hợp giữa phân tích tổ chức, phân tích công việc với thống kê, đánh giá viên chức. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là chưa có hướng dẫn từng bước thực sự cụ thể; không dựa trên số liệu cụ thể, người thực hiện làm theo cảm tính, kê khai và mô tả công việc chưa khách quan, không có nội dung đo lường thời gian thực hiện công việc nên thiếu chính xác
Do vậy, Dự án đã đề xuất sử dụng 2 bộ công cụ gồm: (1) Đối với nhóm cán bộ cung cấp dịch vụ, việc tính toán khối lượng công việc theo WISN (bộ chỉ số khối lượng công việc); (2) đối với nhóm cán bộ dự phòng đánh giá thực hiện công việc dựa trên tần xuất, thời lượng và tương quan.
WISN là công cụ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), xây dựng lần đầu vào năm 1998, chỉnh sửa và hoàn thiện lần cuối vào năm 2010, có thể áp dụng được với tất cả các loại hình dịch vụ và quy mô. Đối với bộ công cụ cho khối dự phòng sử dụng công thức tính số lượng nhân lực của WHO dựa trên nguyên tắc tần suất thời lượng và tương quan; dựa trên số liệu thống kê của năm trước kết hợp với dự báo chỉ tiêu năm tiếp theo; dự trù cho các hoạt động đột xuất, không nằm trong kế hoạch.
Dự án đã tiến hành tập huấn giới thiệu và hướng dẫn sử dụng bộ công cụ tại 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Sơn La, Huế, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Kiên Giang. Tại Hà Nội, CDC Hà Nội phối hợp với Trường Đại học y tế Công cộng tổ chức tập huấn TOT về sử dụng bộ công cụ tính toán định biên nhân lực bộ công cụ WISN cho 9 đơn vị gồm: Bệnh viện 09, Bệnh viện đa khoa Đống Đa; các TTYT: Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân, Long Biên, Hai Bà Trưng. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho khoa Phòng, chống HIV/AIDS sử dụng bộ công cụ dành cho khối dự phòng.
Sau khi phân tích kết quả tính toán khối lượng của các đơn vị, các đại biểu cho biết bộ công cụ này là hữu ích, dễ sử dụng để tính toán khối lượng công việc và định biên cho nhân sự một cách chính xác , đồng thời giúp lãnh đạo quản lý biết được các vị trí, công việc cần điều chỉnh.
Duy Tuân
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc