phòng chống HIV/AIDS
Phòng chống HIV/AIDS luôn là nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế, trong đó công tác tuyên truyền luôn đặt lên hàng đầu. Trong những năm qua, công tác phòng chống HIV/AIDS luôn được quận Tây Hồ đẩy mạnh tuyên truyền và đạt những kết quả khả quan.
Để có được những kết quả đó chúng tôi có cuộc phỏng vấn ThS.BS Lê Thu Nga, Phó Giám đốc Trung tâm y tế quận Tây Hồ hiểu hơn về vấn đề này.
1.Thưa bác sĩ công tác phòng chống HIV-AIDS trong thời gia qua trên địa bàn quận Tây Hồ đã đạt được kết quả như thế nào?
ThS.BS Lê Thu Nga: Trong những năm qua, nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phòng, chống HIV/AIDS có sự thay đổi tích cực, có nhiều chuyển biến; sự kỳ thị, phân biệt của cộng đồng đối với người bị HIV/AIDS giảm rõ rệt; nhiều người nhiễm HIV đã tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Công tác phòng chống HIV/AIDS tại quận Tây Hồ đã được đồng bộ triển khai các biện pháp dự phòng, can thiệp hiệu quả và các tác động trực tiếp đến người mắc mới và giảm tử vong do AIDS. Việc kết nối giữa dự phòng, xét nghiệm, điều trị và chăm sóc hỗ trợ thông qua sự phối hợp với cộng đồng được đẩy mạnh.
Tính đến ngày 31/12/2022 lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS của quận Tây Hồ là 1051 trường hợp (Theo số liệu phần mềm HIV 4.0). Trong đó: Số người chuyển AIDS: 706 trường hợp; Số người tử vong: 285 trường hợp. Phòng khám Methadone quản lý, điều trị cho 385 bệnh nhân
Đối với công tác chăm sóc điều trị số bệnh nhân quản lý tại phòng khám ngoại trú Tây Hồ tính đến 31/12/2022 là: 471 bệnh nhân (trong đó bệnh nhân đang điều trị ARV: 471, tiền ARV: 0, trẻ em:0, số bệnh nhân mới được đưa điều trị ARV: 9 )
Trung tâm tham mưu UBND quận xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch số 354/KH-UBND ngày 21/11/2022 của UBND quận về việc Tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2022. Xây dựng Kế hoạch số 275/KH-TTYT ngày 21/11/2022 của Trung tâm Y tế quận về việc triển khai tổ chức Mít tinh Tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2022.
Phối hợp với dự án EPIC triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống HIV/AIDS (tư vấn và xét nghiệm HIV cho những trường hợp nguy cơ cao, xét nghiệm CD4, XN tải lượng virus, tìm ca dương tính mới, ...) trên địa bàn quận.
Bảo đảm chế độ giao ban, kiểm tra, giám sát định kỳ hàng tháng với phòng khám ngoại trú, chuyên trách phòng chống HIV/AIDS 8 phường.
Bên cạnh đó, trung tâm tư vấn và xét nghiệm HIV: Tư vấn và xét nghiệm HIV: 593 trường hợp trong đó phát hiện được 09 trường hợp dương tính nhưng không có trường hợp nào trên địa bàn quận Tây Hồ.
Quận Tây Hồ cổ động, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.
2. Công tác truyền thông rất quan trọng trong phòng chống HIV/AIDS, bác sĩ đánh giá như thế nào về vấn đề này?
ThS.BS Lê Thu Nga: Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS được triển khai quyết liệt, đổi mới, đa dạng về nội dung và hình thức. Tổ chức bộ máy phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến cơ sở được củng cố, kiện toàn. Sự phối hợp liên ngành triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Nhà nước, xã hội và cộng đồng quốc tế đã có sự đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ về nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS được triển khai rộng rãi và hiệu quả như tiếp tục thực hiện chương trình bơm kim tiêm, bao cao su, đẩy mạnh việc phát miễn phí qua tuyên truyền viên đồng đẳng, các hộp bơm kim tiêm cố định, cộng tác viên, cơ sở xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS.
Tăng cường kết nối, phối hợp và quản lý các tổ chức, các dự án triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn Quận. Tăng cường năng lực cho cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS, đồng đẳng viên, cộng tác viên, tình nguyện viên tại các phường thông qua tập huấn, đào tạo và đào tạo lại về các can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV với các thông điệp truyền thông và chiến lược can thiệp mới; các kỹ năng tiếp cận, truyền thông, giới thiệu chuyển gửi khách hàng tiếp cận dịch vụ y tế.
Trung tâm tổ chức truyền thông trực tiếp cho các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao nhằm tăng cường kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV và chương trình can thiệp giảm tác hại, giới thiệu các dịch vụ xét nghiệm HIV, khám và chữa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các dịch vụ khác có liên quan. Đồng thời, triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP). Phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tổ chức buổi Truyền thông về Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), lợi ích của xét nghiệm và điều trị ARV, điều trị Methadone … cho cán bộ y tế của TTYT quận, Trạm y tế 8 phường, CTV các phường với số lượng 100 người tham dự.
Tổ chức 01 lớp tập huấn cập nhật các kiến thức mới về dự phòng và điều trị HIV/AIDS cho cán bộ y tế thuộc Trung tâm y tế quận với số lượng 40 người tham dự. Tổ chức Lễ Mít tinh – diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS quận Tây Hồ năm 2022 với số lượng 200 người tham dự cùng 100 người ngồi trên xe máy gắn cờ in logo tham gia diễu hành trên các tuyến đường chính của quận. In và treo 20 băng zoll hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS quận Tây Hồ năm 2022 tại các điểm công cộng, tuyến đường chính của quận.
Trung tâm phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tổ chức Truyền thông về Luật 71/2020/QH 14 về sửa đổi bổ sung một số điều của luật phòng chống HIV/AIDS, Nghị định số 63/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS và giảm kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong cơ sở y tế theo chỉ thị 10/CT-BYT ngày 26/12/2017” cho cán bộ y tế của TTYT quận, Trạm y tế 8 phường, CTV các phường với số lượng 150 người tham dự. Phối hợp các hoạt động dự phòng, điều trị HIV/AIDS với các hoạt động hỗ trợ xã hội khác.
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Lê Hòa
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc