phòng chống HIV/AIDS

Sở Y tế triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2023
Ngày đăng 03/03/2023 | 09:01  | Lượt xem: 1659

Nhằm đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại thành phố Hà Nội vào năm 2030, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội, ngày 28/2, Sở Y tế đã triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2023.

Theo đó, Hà Nội phấn đấu 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người nhiễm HIV trong diện quản lý được điều trị ARV; 98% bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng ức chế.

Để triển khai có hiệu quả, Sở Y tế đã đưa ra các nội dung triển khai tập trung vào công tác thông tin giáo dục truyền thông phòng, chống HIV/AIDS. Truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trên các phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, mạng xã hội...). Can thiệp giảm tác hại bao gồm can thiệp giảm tác hại cho nhóm người nguy cơ cao: Nghiện chích ma túy, phụ nữ mại dâm, nam có quan hệ tình dục đồng giới, vợ/chồng/bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV

Duy trì 21 Cơ sở điều trị Methadone (CSĐT Methadone), trong đó 17 CSĐT Methadone thuộc ngành Y tế quản lý, 04 CSĐT thuộc ngành Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý và 02 Cơ sở cấp phát thuốc Methadone (CSCPT Methadone) hiện có; hỗ trợ 02 đơn vị mở mới CSĐT Methadone thuộc TTYT quận Bắc Từ Liêm và huyện Thanh Oai tiếp nhận bệnh nhân điều trị; đôn đốc và hỗ trợ TTYT huyện Gia Lâm hoàn thiện, sửa chữa cơ sở vật chất cho mở mới CSĐT Methadone theo quyết định số 3271/QĐ-UBND ngày 19/06/2019 của UBND Thành phố; triển khai mở mới CSĐT/CSCPT theo quy định và đề xuất của các đơn vị (các đơn vị có trên 250 người nghiện các chất dạng thuốc phiện, TTYT tham mưu cho UBND quận, huyện mở mới CSĐT/CSCPT Methadone thu dung bệnh nhân điều trị thực hiện chỉ tiêu Thành phố giao). Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho các cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các cơ sở điều trị Methadone tăng cường công tác khám, tư vấn và điều trị cho bệnh nhân để giảm tình trạng phối hợp sử dụng ma túy tổng hợp trên bệnh nhân điều trị Methadone…

Tăng cường xét nghiệm và giám sát dịch HIV/AIDS, tăng cường phát hiện người nhiễm HIV, kết nối với điều trị HIV. Đẩy mạnh tư vấn xét nghiệm HIV tại tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tập trung tư vấn xét nghiệm cho 08 đối tượng quy định tại Thông tư số 01/2015/TT-BYT về việc Hướng dẫn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế: a) Người có hành vi nguy cơ cao; b) Người mắc bệnh lao; c) Người mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; d) Người nhiễm vi rút viêm gan C; đ) Phụ nữ mang thai; e) Con của người nhiễm HIV; g) lao; c) Người mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; d) Người nhiễm vi rút viêm gan C; đ) Phụ nữ mang thai; e) Con của người nhiễm HIV; g) Người phơi nhiễm với HIV; h) Người bệnh đã được khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV. Các cơ sở y tế thực hiện thu phí xét nghiệm hoặc đồng chi trả chi phí xét nghiệm qua bảo hiểm y tế.

Dự án Quỹ toàn cầu hỗ trợ sinh phẩm miễn phí cho 30 TTYT quận, huyện, thị xã xét nghiệm sàng lọc HIV, chi phí khẳng định HIV cho 4 nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao: nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới và vợ, chồng, bạn tình, bạn chích, con đẻ của người nhiễm HIV. Ngoài ra, dự án Quỹ toàn cầu hỗ trợ chi phí xét nghiệm khẳng định HIV cho 08 đối tượng đích nêu trên

Duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV tại 24 cơ sở điều trị HIV/AIDS, cơ sở cai nghiện ma túy số 2, trại giam Thanh Xuân, trại giam Suối Hai, 02 trại tạm giam trên địa bàn Hà Nội’ 19/19 cơ sở cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh HIV qua bảo hiểm y tế; thuốc ARV gồm bảo hiểm y tế, dự án Qũy toàn cầu và ngân sách nhà nước.

Thực hiện xét nghiệm CD4, tải lượng HIV qua bảo hiểm y tế cho bệnh nhân đang điều trị ARV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS, các cơ sở điều trị duy trì tỷ lệ dưới ngưỡng ức chế trên 97%. Tăng cường công tác tư vấn, vận động người nhiễm tham gia bảo hiểm y tế; đảm bảo 100% người nhiễm HIV đang điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y tế. Tiếp nhận và điều trị ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm, điều trị dự phòng phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo quy định… Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP), duy trì và nâng cao chất lượng điều trị PrEP tại 13 cơ sở điều trị, trong đó 10 cơ sở do PEPFAR hỗ trợ. Đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ điều trị PrEP bao gồm cơ sở y tế nhà nước và y tế tư nhân.

Bệnh nhân điều trị ARV tại cơ sở điều trị Methadone.

Về việc này, Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội là cơ quan Thường trực của Sở Y tế về công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố, có trách nhiệm tham mưu cho Sở Y tế tổ chức triển khai thực hiện các Nghị định, Thông tư, Quyết định, Nghị quyết, Kế hoạch Liên tịch, Liên ngành của Trung ương về phòng, chống HIV/AIDS; tham mưu cho Sở Y tế trình UBND thành phố ban hành các văn bản mới về phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trong tình hình mới. Phân bổ nguồn kinh phí chương trình phòng, chống HIV/AIDS năm 2023 cho các đơn vị tổ chức thực hiện. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, sơ kết, tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố; phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố, quận/huyện triển khai việc thực hiện mua thẻ Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV theo Quyết định số 2188/2016/QĐ-TTg ngày 15/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định việc thanh toán thuốc kháng vi-rút HIV được mua sắm tập trung cấp quốc gia sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng vi-rút HIV; tổ chức triển khai các hoạt động chuyên môn theo chỉ đạo của Sở Y tế và Cục Phòng, chống HIV/AIDS; phối hợp với phòng Nghiệp vụ Y quản lý việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; kiểm tra, giám sát thực hiện các quy trình chuyên môn theo đúng quy định của Bộ Y tế; phối hợp với phòng Nghiệp vụ Dược trong việc đấu thầu, phân phối và kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc Methadone tại các CSĐT/Cơ sở cấp phát thuốc Methadone theo quy định hiện hành.

Triển khai công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ phòng, chống HIV/AIDS từ Thành phố, đến quận, huyện, thị xã, các Sở, ban, ngành đoàn thể và các đơn vị trên địa bàn Hà Nội.

Đồng thời, là đầu mối tổng hợp, thu thập báo cáo, đánh giá hoạt động của các đơn vị trong ngành về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tổ chức giao ban với các đơn vị theo định kỳ. Báo cáo hoạt động quý, 6 tháng, năm cho Ban Chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc phòng, chống tội phạm và tện nan xã hội, phòng, chống HIV/AIDS thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Y tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS theo quy định.

Phối hợp với các Bệnh viện Trung ương, Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện chuyên khoa thành phố, Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã, các cơ sở cai nghiện ma túy và trại giam triển khai công tác chăm sóc điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật việc thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị.

Đối với các đơn vị khám, chữa bệnh trong ngành, thực hiện công tác tư vấn xét nghiệm HIV theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2015/TT-BYT ngày 27/2/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế; thực hiện công tác chuyển tiếp người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính đến phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS trên địa bàn thành phố để được điều trị ARV (nếu không triển khai điều trị ARV); định kỳ quý, năm tổng hợp báo cáo theo từng chương trình hoạt động của đơn vị bao gồm: báo cáo giám sát dịch tễ học HIV/AIDS theo các biểu mẫu được quy định tại Thông tư số 09/2012/TT-BYT ngày 24/5/2012 của Bộ Y tế

Hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, báo cáo chương trình phòng, chống HIV/AIDS theo Thông tư số 03/2015/TT-BYT ngày 16/03/2015 của Bộ Y tế Quy định chế độ báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS và gửi về khoa Phòng, chống HIV/AIDS - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố, Bộ Y tế, Sở Y tế. Sử dụng hệ thống quản lý người nhiễm HIV INFO 4.0 báo cáo dịch tễ học các trường hợp xét nghiệm khẳng định HIV dương tính.

Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị HIV/AIDS tiếp nhận, quản lý, điều trị ARV cho người nhiễm HIV đến đăng ký vào chương trình chăm sóc điều trị theo Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế về Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. Tăng cường tư vấn tuân thủ điều trị cho nhóm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm tải lượng HIV từ 200-1000 cp/ml và bệnh nhân có xét nghiệm tải lượng HIV > 1.000 cp/ml. Rà soát bệnh nhân có xét nghiệm tải lượng HIV > 1.000 cp/ml, hội chẩn ca bệnh nghi ngờ thất bại điều trị.

Tiếp nhận và điều trị ARV ngay cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và các trường hợp phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế.

Đối với các cơ sở điều trị ARV cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh HIV qua bảo hiểm y tế. Tăng cường công tác tư vấn, vận động người nhiễm tham gia bảo hiểm y tế; đảm bảo 100% người nhiễm HIV đang điều trị ARV có thẻ BHYT. Triển khai cung cấp xét nghiệm CD4, tải lượng HIV thường quy cho bệnh nhân đang điều trị ARV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS qua bảo hiểm y tế.

Đối với các cơ sở điều trị xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng thuốc ARV, tiếp nhận, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán thuốc ARV các nguồn theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế được khám và điều trị bằng thuốc ARV nguồn bảo hiểm y tế.

Đối với các cơ sở điều trị PrEP tiếp nhận khách hàng vào điều trị theo đúng hướng dẫn. Các cơ sở điều trị xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng thuố, tiếp nhận, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán thuốc điều trị PrEP, sinh phẩm xét nghiệm theo đúng quy định.

Đối với TTYT các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cụ thể, khả thi của địa phương, trình UBND quận/huyện/thị xã phê duyệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu được phân cấp. Ổn định mạng lưới cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến quận, huyện, thị xã. Chịu trách nhiệm về chất lượng số liệu của các cơ sở do đơn vị quản lý. Các đơn vị triển khai điều trị Methadone duy trì điều trị cho bệnh nhân, tăng cường truyền thông, tư vấn cho các đối tượng nghiện các chất dạng thuốc phiện tham gia vào điều trị Methadone. Đối với các quận, huyện chưa triển khai CSĐT/CSCPT Methadone tăng cường công tác truyền thông về lợi ích của chương trình điều trị Methadone và thực hiện chuyển gửi người nghiện các chất dạng thuốc phiện đến các CSĐT Methadone trên địa bàn Thành phố thực hiện chỉ tiêu giao; các đơn vị có trên 250 người nghiện các chất dạng thuốc phiện.

Triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo hợp đồng trách nhiệm ký với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội. Thường xuyên cập nhật thông tin về dịch tễ học, hiện trạng cư trú và tình trạng sinh tử của người nhiễm HIV trên địa bàn thông qua hệ thống quản lý người nhiễm HIV INFO 4.0.

Chỉ đạo Trạm Y tế xã phường thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Y tế; thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, Cục phòng, chống HIV/AIDS và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội; sử dụng hệ thống quản lý thông tin người nhiễm HIV (HIV INFO 4.0). Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

Đối với phòng Y tế các quận, huyện, thị xã tham mưu cho Ban Chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phòng, chống HIV/AIDS quận, huyện, thị xã bố trí ngân sách và huy động các nguồn đóng góp hợp pháp khác để đảm bảo kinh phí thực hiện chương trình phòng chống AIDS ở địa phương. Phối hợp với Trung tâm Y tế tham mưu UBND quận, huyện, thị xã ban hành Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2023 và thành lập Ban chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phòng, chống HIV/AIDS quận, huyện, thị xã, phối hợp với Trung tâm Y tế để triển khai Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.

Khánh Hà

 

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 247
Lượt truy cập trong tuần: 1991
Lượt truy cập trong tháng: 194661
Lượt truy cập trong năm: 3067775
Tổng số lượt truy cập: 47135163
Về đầu trang