phòng chống tai nạn thương tích

Đuối nước hiện vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em
Ngày đăng 08/12/2022 | 09:51  | Lượt xem: 227

Thông tin được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Bộ Lao động, Thương binh &Xã hội đưa ra tại hội thảo Phòng, chống đuối nước trẻ em tổ chức ngày 7/12, trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2016 - 2020 cả nước có hơn 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Tử vong do đuối nước xảy ra chủ yếu tại cộng đồng 76,6%, 22,4% tại gia đình và 1% tại trường học.

Ngoài ra, đuối nước ở trẻ em trai có tỷ lệ cao gấp đôi trẻ em gái. Trẻ em ở khu vực nông thôn có nguy cơ bị đuối nước cao gấp 2 lần trẻ em ở khu vực thành thị và 55% trẻ em tử vong do đuối nước sống trong các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, tập trung ở khu vực nông thôn.

Lực lượng thanh niên tình nguyện dạy trẻ kỹ năng bơi, qua đó góp phần phòng, chống đuối nước trẻ em. (ảnh sưu tầm)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này được các đại biểu đưa ra tại hội thảo. Trước hết là do nhận thức của cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ về các nguy cơ gây đuối nước còn hạn chế. Nhiều trường hợp đuối nước trẻ em do trẻ em thiếu sự giám sát của cha mẹ và người lớn. Môi trường sống ngay trong từng gia đình và ngoài cộng đồng chưa an toàn, tiềm ẩn các nguy cơ. Thực tế ở rất nhiều địa phương các giếng khơi và bể nước không có nắp đậy, nhiều công trình xây dựng không có rào chắn, thiếu biển báo tại các hố nước hoặc không lấp hố nước khi không sử dụng. Các khúc sông, hồ nước sâu, nước xoáy gần khu dân cư không có rào chắn, biển cảnh báo nguy hiểm.

Thêm vào đó, tỷ lệ trường học tổ chức dạy bơi cho học sinh còn thấp, thiếu bể bơi, thiếu thiết bị, điều kiện. Việc triển khai tài liệu giáo dục, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước học sinh ở nhiều nhà trường còn lúng túng. Đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác phòng, chống tai nạn, thương tích đuối nước trong nhà trường chủ yếu là kiêm nhiệm, còn yếu và thiếu về kiến thức, kỹ năng, khó khăn về phương tiện triển khai thực hiện.

Phát biểu tại hội thảo, để tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước trẻ em, đại diện Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác phòng, chống đuối nước, đặc biệt là quy định về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong Luật Trẻ em năm 2016. Nhiều giải pháp đã được nêu ra, nhưng đó không phải là ý tưởng mà cần cụ thể hóa bằng kế hoạch hàng năm của từng bộ, ngành, các cấp, gắn với tinh thần quyết tâm thực hiện, quyết tâm hành động. Mặt khác, cần huy động các nguồn lực thỏa đáng để công tác phòng, chống đuối nước được thực hiện đồng bộ, lâu bền, hướng tới sự công bằng cho trẻ em ở tất cả vùng miền.

Lam Dương

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 105
Lượt truy cập trong tuần: 12096
Lượt truy cập trong tháng: 79929
Lượt truy cập trong năm: 891412
Tổng số lượt truy cập: 44958800
Về đầu trang