phòng chống tai nạn thương tích

Sặc sữa sẽ nguy hiểm nếu không biết cách sơ cứu
Ngày đăng 06/09/2018 | 16:18  | Lượt xem: 5934

Sặc sữa là hiện tượng phổ biến đối với trẻ sơ sinh. Trẻ bị sặc sữa là hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Nếu không xử lý kịp thời có thể trẻ sẽ bị ngạt thở do sữa tràn lên mũi.

Sặc sữa là hiện tượng sữa trào ngược lên mũi vào đường thở khiến trẻ khó thở, ho sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở. Nguyên nhân thường là do cha mẹ hoặc người giữ trẻ để trẻ bú không đúng tư thế, cho bú khi trẻ đang khóc, đang ho, sữa mẹ xuống quá nhiều, lỗ ở núm bình sữa quá to làm sữa chảy nhanh từ đó trẻ không nuốt kịp. Trẻ bị mất tập trung khi đang bú sữa, mải nhìn hoặc nghe các chuyện xảy ra xung quanh, cười/khóc với người khác,..
 
Khi trẻ bị sặc sữa, sữa trào lên mũi nhiều sẽ gây kích ứng mũi, làm mũi bị đau nhức một thời gian. Nếu bị sặc sữa lên mũi một lượng lớn cùng lúc sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, do thiếu lượng dinh dưỡng cần thiết. Các bé sơ sinh khi bị sặc thường sẽ khó chịu, khóc lóc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khác và tâm lý của trẻ.
 
Khi trẻ bị sặc sữa lên mũi, việc đầu tiên cấn làm là cho bé ngồi dậy thẳng lên, để bé ho và phun sữa ra. Lau sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác. Nếu trẻ khó thở, da trở nên tím tái hơn, cần phải hút sữa từ mũi và miệng ngay lập tức.

Dùng miệng của mình hút sữa ngay lập tức, càng nhanh và mạnh. Sau đó kích thích để trẻ thở ra được bằng cách véo trẻ. Đây là bước sơ cứu đầu tiên trong khi đợi xe cấp cứu. Sau khi thực hiện mà trẻ vẫn có biểu hiện khó thở, da tím tái thì phải dốc ngược trẻ lên. Đặt trẻ nằm úp lên cánh tay của bạn, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng, 5 cái một. Lật trẻ trở lại xem đã ọc sữa ra hết chưa và đã hít thở lại bình thường chưa. Nếu bé vẫn không có dấu hiệu thở thì cần thực hiện cách sơ cứu khác. Bằng cách đặt bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực của bé để bé hít thở. Nếu thực hiện các bước trên mà trẻ vẫn chưa thở được thì hãy thực hiện lại từ bước trên trong quá trình đưa bé đi cấp cứu.

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa là hiện tượng thường gặp và thực tế là khó tránh khỏi. Để trẻ không bị sặc sữa lên mũi, với những trẻ bú mẹ nên chia làm các cữ bú ngắn và thường xuyên. Không để trẻ bú quá no hoặc quá đói khi bú. Khi cho trẻ bú, người mẹ nên ngồi ở nơi yên tĩnh, không nên vui đùa khi trẻ bú để tránh cho trẻ bị phân tâm. Không nên để trẻ mặc quần áo quá chật. Không để trẻ nằm hoặc vừa ngủ vừa bú. Người mẹ khi cho trẻ bú thì nên dùng tay bóp bầu vú để điều chỉnh dòng sữa chậm lại. Nếu trẻ đã bị sặc sữa hoặc đang ho, khóc thì nên đợi một lúc nữa hãy cho trẻ bú sữa lại. Sau khi trẻ bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.

Với những trẻ sử dụng sữa công thức chú ý pha sữa đúng công thức và nên cho trẻ ăn bằng thìa hoặc uống bằng cốc. Nếu uống bằng bình thì nên thay đổi núm vú cho phù hợp. Khi cho trẻ bú bình với đầu vú cao su thì cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.

Một số trẻ tạm thời cơ thể không dung nạp sữa bò tươi thì thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua để tránh gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ.
 

Phương Nga

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 1834
Lượt truy cập trong tuần: 35948
Lượt truy cập trong tháng: 110793
Lượt truy cập trong năm: 2709465
Tổng số lượt truy cập: 46776853
Về đầu trang