phòng chống tai nạn thương tích

Thẩm định duy trì cộng đồng an toàn tiêu chuẩn Việt Nam tại huyện Quốc Oai
Ngày đăng 18/12/2023 | 16:54  | Lượt xem: 430

Ngày 15/12, đoàn thẩm định của thành phố do PGS.TS Nguyễn Thị Kiều Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, thẩm định mới và đánh giá lại công tác duy trì mô hình phòng chống tai nạn thương tích - xây dựng cộng đồng an toàn (PCTNTT - XDCĐAT) theo tiêu chuẩn Việt Nam giai đoạn năm 2021 - 2023 tại 04 xã Nghĩa Hương, Phú Cát, Đông Yên, Cộng Hòa, huyện Quốc Oai.

Tai nạn thương tích (TNTT) không còn là vấn đề của mỗi cá nhân, gia đình mà là vấn đề chung của cả cộng đồng và toàn xã hội. PCTNTT đồng nghĩa với việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng và tài sản của mỗi người, mỗi gia đình và của cộng đồng. Việc quan tâm đến sức khỏe của nhân dân, sự an toàn của cộng đồng đã được Ban chỉ đạo PCTNTT - XDCĐAT các xã đặt lên hàng đầu. Cụ thể:

Ban chỉ đạo PCTNTT - XDCĐAT 4 xã đã chủ động xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch PCTNTT - XDCĐAT, duy trì hướng dẫn, giám sát, đôn đốc việc thực hiện duy trì 3 nhóm mô hình: Trường học an toàn, Gia đình an toàn, cộng đồng an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam trên địa bàn.

Đối với xã Nghĩa Hương, trên 60% hộ gia đình (1602/1893 đạt 85% lượt hộ) đã nhận thức được nguy cơ gây TNTT tại cộng đồng và tham gia tích cực dự phòng TNTT. Giảm 80% nguy cơ gây thương tích và duy trì xây dựng được 3096 lượt ngôi nhà an toàn, 3 trường học an toàn. Tổ chức hệ thống mạng lưới cộng tác viên, nhân viên y tế gồm 41 người, giám sát phân tích được 100% trường hợp TNTT và thực hiện tốt hoạt động sơ cấp cứu ban đầu. Hàng năm giảm 10% số ca TNTT.

Đoàn thẩm định nhắc nhở hộ gia đình cất gọn phích nước phòng chống bỏng nước.

Đối với xã Phú Cát, trên 60% (2322/2516 đạt 92,2%) lượt hộ gia đình nhận thức được nguy cơ gây TNTT tại cộng đồng và tích cực tham gia dự phòng TNTT. Trên địa bàn xã xây dựng được 2322 ngôi nhà an toàn, 3 trường học an toàn. Mỗi năm số ca TNTT tại xã cũng giảm 10% so với năm trước. 

Đối với xã Đông Yên, có 2899/3151 đạt 92,9% lượt hộ tại xã nhận thức được nguy cơ gây TNTT. Duy trì xây dựng được 2899 lượt ngôi nhà an toàn và 3 trường học an toàn. Mạng lưới cộng tác viên, nhân viên y tế gồm 40 người, giám sát, phân tích được 21 ca (100%) trường hợp TNTT và thực hiện tốt sơ cấp cứu ban đầu. Hàng năm giảm 10% số ca TNTT.

Đối với xã Cộng Hòa, có 5577/6026 đạt 92,5% lượt hộ tại xã nhận thức được nguy cơ gây TNTT. Duy trì xây dựng được 5591 lượt ngôi nhà an toàn và 3 trường học an toàn. Mạng lưới cộng tác viên, nhân viên y tế gồm 40 người, giám sát, phân tích được 59 ca (100%) trường hợp TNTT và thực hiện tốt sơ cấp cứu ban đầu. Hàng năm giảm 10% số ca TNTT.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống TNTT, công tác tập huấn chuyên môn cũng được 4 xã chú trọng như tập huấn nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho đội ngũ cộng tác viên, tổ chức truyền thông trực tiếp và gián tiếp cho người dân nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc dự phòng TNTT tại cộng đồng. Đồng thời Ban chỉ đạo PCTNTT - XDCĐAT xã thường xuyên duy trì chế độ theo dõi giám sát và thực hiện tiến độ hàng tháng, hàng quý theo quy định, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thuốc và nhân lực để cấp cứu kịp thời các trường hợp tai nạn xảy ra trên địa bàn.

Tại buổi thẩm định, đoàn thẩm định đã trực tiếp kiểm tra, đánh giá các tiêu chí duy trì cộng đồng an toàn tại trạm y tế, trường học, những điểm nguy cơ gây TNTT và một số hộ dân trên địa bàn 4 xã.

Bác Nguyễn Tiến Thái, thôn Thế Trụ, xã Nghĩa Hương cho biết: Gia đình xây nhà đã lâu để các ổ điện thấp các cháu dễ dàng sờ vào được nên gia đình đã dùng bắt dính bịt kín các ổ điện thấp tránh để trẻ nhỏ giật điện. Sàn nhà trơn trượt nên gia đình cũng sử dụng dép đi trong nhà. Các vật sắc nhọn như dao, kéo cũng để xa tầm với của trẻ.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Thị Kiều Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đánh giá cơ bản 4 xã đều đầy đủ hồ sơ. Qua kiểm tra thực tế, các trạm y tế xã đều có góc truyền thông và tranh tuyên truyền, có cán bộ theo dõi, đầy đủ cơ số thuốc phục vụ công tác sơ cấp cứu ban đầu tại trạm. Các trường học có bể chứa nước có lắp đậy và khóa an toàn. Các điểm nguy cơ có biển cảnh báo. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm nguy cơ rào chắn còn thấp có thể gây nguy hiểm, đoàn cũng đã đưa ra hướng khắc phục nâng cao rào chắn và bổ sung gờ giảm tốc tại một số điểm nguy cơ ngã ba giao thông để tránh xảy ra tai nạn. Đồng thời, nhắc nhở một số trường học mầm non còn để các vật sắc nhọn trong tầm với của trẻ hay các bể chứa nước có lắp nhưng không có khóa an toàn cần bổ sung khóa. Một số hộ gia đình có ổ điện thấp trong tầm với của trẻ cũng được đoàn kiểm tra nhắc nhở để khắc phục. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông đặc biệt là truyền thông trực tiếp, lồng ghép trong các hội nghị… để nâng cao nhận thức của người dân trong việc PCTNTT tại gia đình và cộng đồng.

Việt Nam

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 394
Lượt truy cập trong tuần: 82747
Lượt truy cập trong tháng: 107053
Lượt truy cập trong năm: 107053
Tổng số lượt truy cập: 47402094
Về đầu trang