tiêm chủng mở rộng
Ngày 27/3, Bộ Y tế có Quyết định số 1575/QĐ-BYT về việc quyết định ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng với trẻ em.
Theo Quyết định, Bộ Y tế giao Sở Y tế tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo và thông báo danh sách các cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận, khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng trên địa bàn đối với các trường hợp gửi chuyển từ tuyến dưới.
Mục đích của khám sàng lọc, hướng dẫn này bao gồm các phần thăm khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ trên 1 tháng và trẻ sơ sinh nhằm mục đích quyết định cho trẻ có chống chỉ định tiêm chủng, đủ tiêu chuẩn tiêm chủng, trẻ tạm hoãn tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng và các trường hợp phải chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện.
Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em có hướng dẫn chi tiết đối với cơ sở ngoài bệnh viện và tại bệnh viện. Cụ thể, đối với khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ đối với cơ sở ngoài bệnh viện, bao gồm khám sàng lọc trước tiêm cho trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên; khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tháng tuổi; một số lưu ý khi khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em đối với cơ sở ngoài bệnh viện như trẻ em phơi nhiễm với HIV, trẻ em nhiễm HIV và các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng ở cơ sở ngoài bệnh viện cần chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện.
Khám sàng lọc trước tiêm cho trẻ tại bệnh viện, được thực hiện đối với các trường hợp chuyển đến từ cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện và các trẻ em đang điều trị tại bệnh viện như nhóm trẻ sơ sinh, trẻ suy giảm miễn dịch, trẻ bệnh mạn tính, bệnh lý cấp tính trước khi ra viện.
Quyết định cũng có hướng dẫn cụ thể để tổ chức thực hiện tốt công tác khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em, như đối với cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện bao gồm người thực hiện là bác sĩ, y sĩ trực tiếp thăm khám phải đạt yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018. Phương tiện, các bước thực hiện khám sàng lọc, ghi chép việc khám sàng lọc và lưu bảng kiểm, trường hợp gửi chuyển đối với trường hợp tạm hoãn cần đánh giá tình trạng sức khỏe tại cơ sở khám bệnh tuyến trên phải thực hiện theo quy định. Còn đối với cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện cũng có hướng dẫn cụ thể đối với người thực hiện khám sàng lọc, phương tiện thực hiện khám sàng lọc và khám chuyên khoa, các bước thực hiện khám sàng lọc, ghi chép việc khám sàng lọc, lưu hồ sơ, đánh giá tình trạng sức khỏe, tiêm chủng đói với các trường hợp gửi từ tuyến dưới và bệnh nhi trước khi ra viện.
Ngoài ra, hướng dẫn cũng kèm theo các phụ lục, bảng kiểm trước tiêm đối với từng đối tượng tại cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện và cơ sở tiêm chủng thuộc bệnh viện.
Khánh Hà
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc