tiêm chủng mở rộng
Với mục tiêu nhằm duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho người dân, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ, đảm bảo tiêm chủng an toàn và hiệu quả góp phần làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường triển khai có hiệu quả hoạt động tiêm chủng tại cộng đồng.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc triển khai công tác tiêm chủng tại cộng đồng gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên về cơ bản vẫn được duy trì tốt, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong tiêm chủng. Tính đến hết 31/12/2020, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100% tất cả các đối tượng tiêm chủng được quản lý trên hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia; tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 96,4%; tiêm vắc xin viên gan B liều sơ sinh cho trẻ năm 2020 đạt 89,9%; tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt cho trẻ đủ 5 tháng tuổi đạt 98,7%; tiêm vắc xin sởi 2 cho trẻ từ 18 – 23 tháng đạt 88,5%; tiêm vắc xin DPT mũi 4 cho trẻ từ 18 – 23 tháng tuổi đạt 85,6%; phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đạt 97,8%.... Chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn thành phố cũng đang triển khai tiêm 11 loại vắc xin miễn phí như viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt đường uống và đường tiêm, viêm màng não mủ, viêm đường hô hấp do Heamophilus Influenza typ B, sởi, viêm não Nhật Bản, Rubella,… trong đó có trên 20 bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm cần phải giám sát và có vắc xin phòng bệnh.
Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh.
Tính đến 31/12/2020, trên địa bàn thành phố có 134 cơ sở tiêm chủng dịch vụ, ngoài các trạm y tế triển khai tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và các bệnh viện có khoa sản triển khai tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh. Tất cả các cơ sở tiêm chủng dịch vụ đều sử dụng hệ thống phần mềm thông tin tiêm chủng quốc gia, tuy nhiên vẫn chưa có sự đồng bộ giữa phần mềm dịch vụ và phần mềm tiêm chủng quốc gia nên việc rà soát, quản lý các đối tượng vẫn còn khó khăn.
Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phấn đấu 100% các đối tượng tiêm chủng trên địa bàn được quản lý bằng phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia; tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đạt quy mô xã phường, thị trấn, cụ thể: tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi đạt ≥ 95%; tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt (IPV) cho trẻ đủ 5 tháng tuổi đạt ≥ 90%; phụ nữ mang thai năm 2021 được tiêm phòng uốn ván đầy đủ đạt ≥ 90%; tiêm vắc xin phòng DPT 4 (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván mũi 4) cho trẻ 18 tháng tuổi đạt ≥ 80%; duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin phòng viêm gan B liều sơ sinh ở trẻ em đạt ≥ 80%; tiêm vắc xin phòng Sởi – Rubella mũi 2 (MR) cho trẻ 18 tháng tuổi đạt ≥ 95%; tiêm đầy đủ vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1 – 2 tuổi đạt ≥ 90%; tiêm bổ sung vắc xin bại liệt đường tiêm (IPV) cho trẻ sinh từ ngày 01/3/2016 – 28/2/2018 đạt ≥ 90%. Đặc biệt, Hà Nội tiếp tục tổ chức triển khai tiêm chủng hàng tuần tại 579 xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố, tất cả các cơ sở tiêm chủng cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị định số 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quy định hoạt động tiêm chủng và các hướng dẫn chuyên môn về tiêm chủng của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng của hệ thống giám sát bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng, phối hợp với hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm trên toàn thành phố thực hiện việc giám sát, phát hiện những ca nghi ngờ, lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán xác định ca bệnh, điều tra dịch tễ nhằm đánh giá nguy cơ lây lan dịch bệnh tại cộng đồng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội là đơn vị thường trực chịu trách nhiệm chỉ đạo chuyên môn, đầu mối tổ chức thực hiện các hoạt động tiêm chủng trên toàn thành phố Hà Nội. Cùng với đó, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các tuyến trong hoạt động tiêm chủng mở rộng nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả. Hoạt động giám sát phản ứng sau tiêm chủng tiếp tục được thực hiện tại các tuyến nhằm đáp ứng phát hiện, xử trí kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng.
Đặc biệt, Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm chủng để phòng bệnh, sự cần thiết của việc tiêm chủng nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống dịch bệnh, vận động người dân đưa con em mình đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Duy Tuân
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc