tiêm chủng mở rộng
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 808/KH-SYT về việc triển khai kế hoạch hoạt động tiêm chủng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022.
Hà Nội tiếp tục triển khai tiêm các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo quy định.
Với mục tiêu tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho trẻ em dưới 1 tuổi, tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi – Rubella mũi 2 cho trẻ 18 tháng tuổi đạt trên 95%; tiêm 01 mũi vắc xin Bại liệt tiêm (IPV) cho trẻ đủ 5 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi; vắc xin phòng bệnh Viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1 – 2 tuổi, vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ có thai đạt trên 90%; vắc xin phòng bệnh Bạch hầu – Ho hà – Uốn ván mũi 4 (DPT4) cho trẻ từ 18 tháng và tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B trong 24 giờ đầu cho trẻ sơ sinh đạt trên 80%.
Hà Nội tiếp tục triển khai tiêm các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo quy định và sẵn sàng triển khai các loại vắc xin mới theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Sở Y tế Hà Nội giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội là đơn vị thường trực, tham mưu cho Sở Y tế trong việc chỉ đạo chuyên môn hoạt động tiêm chủng trên địa bàn thành phố. Xây dựng kế hoạch chi tiết hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho toàn bộ các cơ sở tiêm chủng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tiêm chủng năm 2022 bao gồm: Hàng tuần tổ chức buổi tiêm chủng thường xuyên đảm bảo an toàn, hiệu quả các loại vắc xin theo quy định; thực hiện hệ thống quản lý thông tin tiểm chủng tại Hà Nội; củng cố hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng; hệ thống giám sát bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng; đề xuất và tổ chức thực hiện tiêm chủng chống dịch khi cần; đào tạo, tập huấn và kiểm tra giám sát hoạt động tiêm chủng tại tất cả các cơ sở tiêm chủng.
Theo dõi chặt chẽ, kịp thời tham mưu, hướng dẫn, điều chỉnh công tác tiêm chủng trên địa bàn thành phố phù hợp với tình hình dịch bệnh, không để xảy ra tình trạng gián đoạn do dịch bệnh, làm bùng phát dịch bệnh có vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng; hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về giám sát, điều tra, xử lý các bệnh trong tiêm chủng mở rộng cho các đơn vị; phối hợp với các bệnh viện tổ chức tiếp nhận, xử trí kịp thời các trường hợp cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về giám sát, xử trí, báo cáo các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng cho các đơn vị theo quy định…
CDC Hà Nội là đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu, dự trù, kết quả sử dụng vắc xin, vật tư tiêm chủng để kịp thời đề xuất với Sở Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đảm bảo cung ứng đầy đủ phục vụ cho hoạt động tiêm chủng mở rộng của thành phố…; tăng cường công tác tuyên truyền về chương trình tiêm chủng mở rộng để cung cấp cho người dân những thông tin đầy đủ về tiêm chủng…
Các TTYT quận, huyện, thị xã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động tiêm chủng mở rộng năm 2022 trên địa bàn theo chỉ đạo của Sở Y tế và hướng dẫn chuyên môn của CDC Hà Nội, đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn triển khai tiêm chủng theo tuần các loại vắc xin theo quy định an toàn, chất lượng, hiệu quả. Chủ động phối hợp với các đơn vị trong công tác quản lý đối tượng tiêm chủng, tăng cường công tác tuyên truyền vận động gia đình có trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai thực hiện tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Tiếp tục triển khai hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn, chỉ đạo các trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện thống kê báo cáo bằng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng…
Các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện có phòng tiêm chủng dịch vụ, cơ sở sản khoa tổ chức tiêm vắc xin viêm gan B cần thực hiện các quy đinh, quy trình về an toàn tiêm chủng theo quy định. Đồng thời, triển khai áp dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại các bệnh viện có phòng sinh và các bệnh viện có phòng tiêm chủng dịch vụ khi đi vào hoạt động; bệnh viện có phòng sinh thực hiện trả mã ID tiêm chủng cho trẻ, hướng dẫn và khuyến khích người dân sử dụng sổ tiêm chủng điện tử để theo dõi lịch sử tiêm chủng. Các bệnh viện có tiếp nhận khám và điều trị thực hiện nghiêm việc khai báo các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh có vắc xin phòng trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo quy định; các bệnh viện có khoa cấp cứu phối hợp với các phòng tiêm chủng trong hoạt động cấp cứu, điều trị các trường hợp phản ứng sau tiêm…
Duy Tuân
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc