tiêm chủng mở rộng
Đặc điểm của bệnh
Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do vi rút Polio gây lên, có thể lan truyền thành dịch. Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp. Vi rút Polio sau khi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết, tại đây một số ít vi rút Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não.
Khả năng tồn tại của vi rút bại liệt ở môi trường bên ngoài:
Vi rút bại liệt sống sai ở môi trường bên ngoài, trong phân, chúng sống được vài ba tháng ở nhiệt độ 0-4°C. Trong nước, ở nhiệt độ thường, chúng sống được 2 tuần.
Vi rút bại liệt chịu đựng khô hanh, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C sau 30 phút và bị tiêu diệt bởi thuốc tím (KMnO4).
Biểu hiện lâm sàng
Thể liệt mềm cấp điển hình: Chiếm 1% với các triệu chứng sốt, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ các chi, gáy và lưng, dần dần mất vận động dẫn đến liệt không đối xứng. Mức độ liệt tối đa là liệt tủy sống, liệt hành tủy dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Liệt ở chi, không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động.
Thể viêm màng não vô khuẩn: Sốt, nhức đầu, đau cơ, cứng gáy.
Thể nhẹ: Sốt, khó ngủ, nhức đầu, buồn nôn, nôn, táo bón, có thể hồi phục trong vài ngày.
Thể ẩn, không rõ triệu chứng là thể thường gặp, song thể nhẹ có thể chuyển biến sang nặng.
Nguồn truyền nhiễm
Người là nguồn chứa duy nhất, đặc biệt là ở những người nhiễm vi rút bại liệt thể ẩn, nhất là trẻ em.
Nguồn truyền bệnh là bệnh nhân ở các thể lâm sàng và người lành mang vi rút. Họ đào thải rất nhiều vi rút bại liệt theo phân làm ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm. Vi rút lây truyền sang người chủ yếu qua đường phân – miệng. Vi rút bại liệt chủ yếu từ phân ô nhiễm vào nguồn nước, thực phẩm rồi vào người qua đường ruột. Cũng có khi lây truyền qua đường hầu, họng. Không bao giờ lây nhiễm qua côn trùng trung gian.
Biện pháp phòng bệnh
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất.
Vắc xin sống giảm động lực đường uống (OPV) hiện đang được triển khai cho trẻ được 2,3 và 4 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Vắc xin bát hoạt đường tiêm (IPV) có tính an toàn cao hơn đã được Bộ Y tế đồng ý triển khai tiêm 1 mũi cho trẻ dưới 1 tuổi, thay thế dần vắc xin OPV trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
http://tiemchungmorong.vn/vi/content/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-bai-liet.html
Lam Dương
(Nguồn: Dự án Tiêm chủng mở rộng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương)
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc