tiêm chủng mở rộng
Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế về hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng có quy định rõ việc tổ chức tiêm chủng và giám sát phản ứng sau tiêm chủng.
Vắc xin và tiêm chủng an toàn là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả.
Trước khi tiêm chủng
Cán bộ y tế thực hiện tư vấn cho gia đình, người được tiêm chủng về lợi ích của việc sử dụng vắc xin và những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm chủng.
Khám sàng lọc là việc làm bắt buộc nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho người được tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó. Vì vậy, người nhà của trẻ hay người đi tiêm chủng và cán bộ tiêm chủng cần hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn. Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng được căn cứ trên những thông tin người nhà hay người đi tiêm chủng cung cấp cho cán bộ tiêm chủng và những thông tin được phát hiện sau khi thăm khám.
Những thông tin cần thông báo cho cán bộ tiêm chủng với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thông báo các vấn đề về cân nặng; tình trạng ăn uống; tiền sử dị ứng thực phẩm, thuốc, vắc xin; tình trạng sức khỏe hiện tại; lịch sử tiêm chủng.
Với người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho cán bộ tiêm chủng các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc; những loại thuốc - liệu pháp điều trị đang dùng; loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước hoặc các phản ứng, dị ứng đã gặp.
Với phụ nữ, ngoài các thông tin cơ bản như trên, cần thông báo cho cán bộ tiêm chủng biết mình đang có thai hay không hoặc thời gian dự định có thai.
Việc khám sàng lọc trước tiêm chủng được thực hiện theo đúng quy định nghiêm ngặt của Bộ Y tế tại Thông tư 12/2014, tập trung vào việc đánh giá tình trạng sức khỏe chung của cơ thể bao gồm: đo thân nhiệt; đánh giá tri giác; quan sát nhịp thở, nghe phổi; nghe tim; phát hiện các bất thường khác.
Trong khi tiêm chủng
Cán bộ tiêm chủng cần kiểm tra nhiệt độ bảo quản, hạn dùng, đối chiếu với chỉ định sử dụng vắc xin và thông báo cho người được tiêm chủng về tên vắc xin, hãng sản xuất, ngày sản xuất - hạn dùng của vắc xin.
Thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định đối với từng loại vắc xin và các quy định về tiêm an toàn.
Đồng thời, thực hiện theo đúng quy định về các bước trước và trong khi tiêm chủng.
Sau khi tiêm chủng
Người được tiêm chủng phải ở lại cơ sở tiêm chủng tối thiểu 30 phút để theo dõi sức khỏe. Cán bộ tiêm chủng hướng dẫn và phối hợp với gia đình hoặc người được tiêm chủng cách theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm.
Cán bộ tiêm chủng ghi đầy đủ thông tin về từng trường hợp tiêm vắc xin vào sổ tiêm chủng (lưu tại cơ sở tiêm chủng) và phiếu tiêm chủng hoặc sổ tiêm chủng cá nhân trả lại cho gia đình hoặc người được tiêm chủng.
Người chăm sóc trẻ, người được tiêm chủng nên tuân thủ lịch tiêm chủng đã được Bộ Y tế và các chuyên gia khuyến cáo. Việc tiêm chủng đúng thời điểm sẽ giúp tạo miễn dịch hiệu quả, tránh trường hợp mắc bệnh có thể xảy ra nếu chưa kịp tiêm chủng.
Diệu Linh
VĂN BẢN MỚI
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
- Thu hồi thuốc Methtrexat Bidiphar 50mg/2ml không đạt tiêu chuẩn chất lượng