TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19

Bộ Y tế ban hành Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Việt Nam năm 2023-2024
Ngày đăng 23/04/2023 | 23:03  | Lượt xem: 335

Ngày 20/4, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1924/QĐ-BYT về việc ban hành Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Việt Nam năm 2023-2024.

 

Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Việt Nam năm 2023-2024 nhằm mục đích nhằm tăng cường truyền thông các chủ trương, chính sách của Chính phủ về thúc đẩy mạnh mẽ công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 góp phần hiệu quả trong phòng, chống Covid-19 trong tình hình mới. Truyền thông về hiệu quả của Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của Việt Nam, những nỗ lực của Chính phủ, các lực lượng chống dịch, sự tham gia, ủng hộ của người dân trong công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 nói riêng và phòng chống dịc Covid-19 nói chung.

Truyền thông vận động người dân tích cực, chủ động tham gia tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đầy đủ, đúng lịch, đúng đối tượng theo khuyến cáo của ngành y tế; tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức, chú trọng truyền thông thông qua các ứng dụng công nghệ và truyền thông trên nền tảng mạng xã hội.

Theo dõi, bám sát tình hình dịch Covid-19 trên thế giới và Việt Nam, cung cấp các thông tin khoa học về phòng, chống dịch, tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, hiệu quả, tác dụng của vắc xin để kịp thời xây dựng tài liệu, thông điệp, khuyến cáo phù hợp, khoa học, chính xác để thực hiện truyền thông vận động người dân tham gia tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đầy đủ, đúng lịch, an toàn.

Thường xuyên theo dõi thông tin dư luận, báo chí, mạng xã hội, kịp thời phát hiện và xử lý các tin giả, tin đồn liên quan đến tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Kịp thời phát hiện, nêu gương các cá nhân, tập thể có thành tích, các mô hình vận động có hiệu quả người dân chủ động tham gia công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, qua đó khuyến khích người dân tiếp tục tham gia tiêm chủng.

Nội dung truyền thông tập trung vào 7 nội dung chính bao gồm truyền thông vận động người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 theo tinh thân “Tiêm vắc xin phòng Covid-19 nhằm để phòng, chống dịch”; khuyến khích người dân tích cực, chủ động tham gia tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch, đúng đối tượng theo khuyến cáo của ngành y tế.

Truyền thông về công tác cung ứng vắc xin phòng Covid-19, đảm bảo an toàn tiêm chủng, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức… trong triển khai tiêm chủng trên toàn quốc, tại các địa phương.

Thực hiện quản trị thông tin, theo dõi thông tin dư luận, báo chí và mạng xã hội, cung cấp thông tin khoa học, kịp thời để phối hợp các cơ quan chắc năng phản bác, xử lý tin giả, tin đồn liên quan đến công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 theo đúng quy định…

Các hoạt động tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm 9 hoạt động, trong đó tăng cường truyền thông trên các cơ quan báo chí tại địa phương về kế hoạch và triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại địa phương và trên toàn quốc… Sử dụng các sản truyền thông của Bộ Y tế (bài viết, phóng sự, tọa đàm, giao lưu trực tuyến, chương trình truyền hình, phát thanh…), biên tập phù hợp để đăng tải trên các cơ quan báo chí địa phương; truyền thông trên mạng xã hội của địa phương (Facebook, Zalo, Viber, Youtobe, TikTok, Lotus…) về kế hoạch triển khai tiêm chủng tại địa phương, các khuyến cáo, thông điệp tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 an toàn, đầy đủ, đúng lịch, giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của người dân, bác bỏ thông tin sai sự thật, tin đồn, tin giả về vắc xin phòng Covid-19;

Đồng thời, hoạt động đường dây nóng của địa phương cung cấp thông tin, tư vấn kịp thời cho người dân về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Căn cứ tình hình địa phương, thực hiện tin nhắn SMS khi cần thiết để gửi đến các thuê bao di động trên địa bàn để khuyến cáo người dân tham gia tiêm chủng an toàn; hoàn chỉnh thông điệp truyền thông phù hợp tình hình địa phương: sử dụng, cập nhật, bổ sung các tài liệu truyền thông tại kho dữ liệu điện tử tài liệu truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 và tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 phù hợp điều kiện địa phương, chú trọng các tài liệu một số tiếng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn, cung cấp cho các cơ sở tiêm chủng, một số tiếng nước ngoài…

Tổ chức truyền thông trực tiếp tại các điểm tiêm chủng và tại cộng đồng vận động người dân tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 an toàn, đầy đủ, đúng dịch, giải đáp các thắc mắc, bác bỏ thông tin sai sự thật, tin đồn, tin giả về vắc xin phòng Covid-19. Cung cấp tài liệu truyền thông phù hợp (tờ rơi, infographic…) cho người đi tiêm về lịch tiêm chủng, những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm, số điện thoại cán bộ y tế theo dõi sau tiêm chủng…

Khánh Hà

 

 

Về đầu trang