TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT
Nhằm chủ động ứng phó với sự lây lan của vi rút Corona, sáng ngày 4/2, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền đã có buổi thị sát tại Trường Đại học Thành Đô (Hoài Đức, Hà Nội) để khi có tình huống sẽ triển khai và tổ chức hoạt động của bệnh viện dã chiến.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội khảo sát các tòa nhà tại Trường Đại học Thành Đô (Hoài Đức).
Trên địa bàn thành phố hiện chưa ghi nhận trường hợp dương tính với nCoV. 29 trường hợp nghi nhiễm nCoV đang được giám sát tại bệnh viện, trong đó có 27 trường hợp đã có xét nghiệm âm tính, 2 trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm.
Thành phố cũng tổ chức giám sát với 104 trường hợp tiếp xúc gần (người nhà của những trường hợp nghi có bệnh), trong đó 93 trường hợp đã kết thúc, 11 trường hợp vẫn đang tiếp tục giám sát. Hiện tình trạng sức khỏe của tất cả người tiếp xúc gần đều ổn định, chưa có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh.
Tuy nhiên, trong thời gian tới có thể sẽ có hai tình huống tiếp theo với bệnh dịch này. Đó là tình huống tiếp tục xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào Thành phố, tình huống còn lại là khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Với nguy cơ này, Thành phố sẽ phải đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời và triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lan rộng trong cộng đồng, hạn chế tử vong.
Khi bệnh dịch nCoV trên địa bàn Hà Nội ở cấp độ 4 - lan rộng trong cộng đồng với 1.000 người bị lây nhiễm (cấp độ cao nhất theo kế hoạch phòng, chống dịch nCoV của Hà Nội) sẽ tổ chức bệnh viện truyền nhiễm dã chiến để cách ly người về từ vùng có dịch.
Khảo sát các phòng ốc, khu kí túc xá Trường Đại học Thành Đô (Hoài Đức) - nơi dự kiến thành lập bệnh viện dã chiến đối phó với dịch nCoV.
Khảo sát tại Trường Đại học Thành Đô (Hoài Đức, Hà Nội), trường có diện tích 97.528.000 m2 gồm 4 khu, trong đó có 2 tòa 7 tầng (mỗi tầng có 9 phòng). Đồng thời, trường có khu vực nấu ăn cho 400 người/bữa, cơ sở vật chất khang trang, có khu kí túc xá phù hợp để thành lập bệnh viện dã chiến.
Sở Y tế sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn nhân lực, cán bộ y tế, phương tiện, trang thiết bị y tế cho các hoạt động khám chữa bệnh. Cùng với đó, kiểm tra giám sát các hoạt động chuyên môn đảm bảo đúng quy trình theo quy định của Bộ Y tế. Sở cũng là đầu mối chỉ đạo các đơn vị y tế trên toàn Thành phố hỗ trợ khi cần thiết.
Thùy An
VĂN BẢN MỚI
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
- Thu hồi thuốc Methtrexat Bidiphar 50mg/2ml không đạt tiêu chuẩn chất lượng