TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT
Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố 5 sự kiện tiêu biểu năm 2018.
1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức theo chức năng của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, Cục đã tinh giản từ 9 phòng còn 5 phòng và 1 văn phòng Cục.
2. Mở rộng thí điểm thanh tra chuyên ngành tại 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Rà soát, cắt giảm điều kiện ATTP trong sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Rà soát, cắt giảm tối đa các điều kiện, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng. Cụ thể, cắt giảm 85,02 % điều kiện ATTP, 68,52 % thủ tục hành chính trong lĩnh vực ATTP thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
4. Tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Theo đó phương thức quản lý ATTP được thay đổi căn bản chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Có đến khoảng 90% sản phẩm được tự công bố. Quy định này nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Chính phủ về tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giám sát theo phương thức quản lý rủi ro, tăng cường công tác thanh, kiểm tra, hậu kiểm. Giảm thời gian thủ tục công bố, thay đổi căn bản trong kiểm soát về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu. Theo Nghị định ước tính số sản phẩm tự công bố chiếm khoảng 90% hay nói cách khác là cắt giảm được 90% số lượng sản phẩm cần có giấy Tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm.
Cắt giảm thủ tục hành chính về kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (kiểm tra thực phẩm nhập khẩu). Ít nhất 95% số mặt hàng không cần qua kiểm tra giảm do chỉ kiểm tra xác suất tối đa 5% tổng số mặt hàng thuộc đối tượng kiểm tra giảm. Mà số mặt hàng được áp dụng kiểm tra giảm là sau 3 lần kiểm tra thường và các mặt hàng được sản xuất tại các cơ sở có chứng nhận GMP, HACCP…. Số mặt hàng phải áp dụng kiểm tra chặt tối đa 2% (tùy vào cảnh báo). Như vậy, ước tính số mặt hàng không phải kiểm tra Nhà nước vào khoảng 90-95% tùy thuộc vào cảnh báo và số lượng mặt hàng đạt 3 lần nhập khẩu liên tiếp.
5. Cục ATTP chủ trì và phối hợp với Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức hội nghị khoa học quốc tế về thực phẩm chức năng lần thứ 2 với hơn 300 đại biểu tham dự đến từ các ban ngành, cơ quan Quốc hội và Chính phủ (Ủy ban Khoa học – Công nghệ - Môi trường, Ủy ban Tư pháp, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và một số bộ ngành liên quan), các viện nghiên cứu trong nước, quốc tế (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Singapore) và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trong và ngoài nước.
Hồng Hạnh
VĂN BẢN MỚI
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
- Thu hồi thuốc Methtrexat Bidiphar 50mg/2ml không đạt tiêu chuẩn chất lượng