TIN TỨC - SỰ KIỆN
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 29-11 đến ngày 6-12), toàn thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc Sởi, trong đó 19 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng sởi, 4 trường hợp đã tiêm vắc xin phòng sởi, 2 trường hợp không rõ tiền sử tiêm chủng; 0 tử vong, số mắc tương đương so với tuần trước (25/0).
Cộng dồn năm 2024 đến nay ghi nhận 165 trường hợp tại 27 quận, huyện, 0 tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (0/0). Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi: 49 trường hợp <9 tháng (29,7%); 25 trường hợp 9 - 11 tháng (15,2%), 29 trường hợp 12 - 24 tháng (17,6%), 23 trường hợp 25 - 60 tháng (13,9%), 39 trường hợp > 60 tháng (23,6%).
Theo CDC Hà Nội nhận định, số mắc Sởi đang có xu hướng gia tăng, bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ, dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục có thêm các trường hợp mắc bệnh.
Người dân cần chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin Sởi đầy đủ và đúng lịch để phòng bệnh.
Hà Nội ghi nhận 608 trường hợp mắc Sốt xuất huyết; tăng 23 trường hợp so với tuần trước (585 trường hợp, 0 tử vong), bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã.
Trong đó, một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông (88); Phúc Thọ (41); Nam Từ Liêm (37); Đống Đa (32); Thanh Oai (31); Thanh Trì, Thường Tín (30). Một số xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân, gồm: Phụng Thượng, Phúc Thọ (25); Hà Đông (Dương Nội 14, Yên Nghĩa 12, Kiến Hưng 10, Nguyễn Trãi 9); Đại Mỗ, Nam Từ Liêm; Tân Hội, Đan Phượng 11; Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy; Minh Khai, Bắc Từ Liêm 10; Vạn Thái, Ứng Hòa; Hữu Hòa, Thanh Trì; Cầu Diễn, Nam Từ Liêm 8.
Như vậy, cộng dồn năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 8.432 trường hợp mắc, 0 tử vong, số mắc giảm 78% so với cùng kỳ năm 2023 (38.582/4).
Trong tuần, thành phố ghi nhận 21 ổ dịch Sốt xuất huyết tại 11 quận, huyện: Bắc Từ Liêm 5; Phúc Thọ 4; Hà Đông 3; Đống Đa 2; Ba Đình, Chương Mỹ, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Thạch Thất, Thanh Trì, Thường Tín 1; giảm 12 ổ dịch so với tuần trước (33 ổ dịch). Cộng dồn năm 2024 ghi nhận 455 ổ dịch, còn 41 ổ dịch đang hoạt động.
Thành phố ghi nhận 26 trường hợp mắc Tay chân miệng, 0 tử vong, tăng 1 trường hợp so với tuần trước (25/0). Cộng dồn năm 2024 đến nay ghi nhận 2.448 trường hợp; 0 tử vong; giảm so với cùng kỳ năm 2023 (2.655/0). Trong tuần không ghi nhận ổ dịch, cộng dồn năm 2024 ghi nhận 47 ổ dịch đã kết thúc hoạt động.
Theo CDC Hà Nội, thành phố ghi nhận ổ dịch Dại trên chó tại Sóc Sơn, chó dại cắn người nên nguy cơ có thể có ca bệnh Dại trên người trong thời gian tới nếu người dân không thực hiện đầy đủ các biện pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo khuyến cáo của ngành Y tế.
Các dịch bệnh khác như: Ho gà, Liên cầu lợn, Não mô cầu, Covid-19, Uốn ván... không ghi nhận trong tuần.
CDC Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát, điều tra, xử lý dịch tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch; Giám sát công tác điều tra, xử lý ổ dịch Sởi tại Yên Phụ, Tây Hồ; Phối hợp với Chi cục chăn nuôi thủy sản và thú y giám sát công tác xử lý ổ dịch Dại trên chó tại Bắc Sơn, Sóc Sơn. Đồng thời, thực hiện giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin bạch hầu, uốn ván (Td) tại: Ba Vì, Đan Phượng, Sơn Tây, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Phú Xuyên, Hoài Đức, Thanh Oai, Mỹ Đức.
Trong tuần tới, CDC Hà Nội phối hợp với các đơn vị giám sát công tác điều tra, xử lý ổ dịch Sởi tại Phú Đô, Nam Từ Liêm; Giang Biên, Long Biên; Hạ Đình, Thanh Xuân; Thành Công, Ba Đình; Giám sát triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin bạch hầu, uốn ván (Td) tại: Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Phúc Thọ, Ba Đình, Thanh Trì, Thanh Xuân.
Các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tăng cường hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định. Tổ chức xử lý kịp thời, hiệu quả khu vực có bệnh nhân, ổ dịch Sốt xuất huyết, đặc biệt tại các khu vực ổ dịch có nhiều bệnh nhân.
Cùng với đó, tiếp tục rà soát tiền sử tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi của trẻ từ 1-5 tuổi đang sinh sống trên địa bàn thành phố chưa tiêm chủng đủ mũi để tổ chức tiêm bổ sung. Phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức tiêm chủng vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi đang sinh sống trên địa bàn thành phố chưa tiêm đủ 5 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván, bạch hầu trước đó theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống một số dịch bệnh như Sởi, Sốt xuất huyết và các dịch bệnh thường gặp trong mùa đông xuân... Đối với các bệnh có vắc xin thì khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.
SỞ Y TẾ HÀ NỘI
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc