TIN TỨC - SỰ KIỆN

Lợi ích của sàng lọc sơ sinh
Ngày đăng 20/03/2020 | 23:06  | Lượt xem: 1167

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các chương trình sàng lọc sơ sinh ra đời nhằm mục đích phát hiện sớm các rối loạn chuyển hóa ở trẻ, giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm và mang lại cho trẻ cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.

Cho đến nay, khoa học đã xác định được 500 rối loạn chuyển hóa liên quan đến nội tiết và di truyền có thể được xét nghiệm sàng lọc ngay trong vòng 48 giờ đầu, khoảng từ 2 - 7 ngày sau sinh. Xét nghiệm máu này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay sự phát triển của trẻ nhưng có thể giúp phát hiện sớm  bệnh lý bẩm sinh để điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển, khó điều trị cũng như giảm chi phí cho những đợt trị liệu sau này hay trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Ý nghĩa của sàng lọc sơ sinh

- Phát hiện sớm các bệnh rối loạn nội tiết – chuyển hóa – di truyền.

- Điều trị sớm tránh phát sinh biến chứng.

- Giảm tỉ lệ trẻ bị dị tật cộng đồng.

- Nâng cao chất lượng dân số.

Sàng lọc sơ sinh mang lại nhiều lợi ích.

Đặc điểm của các bệnh được sàng lọc

- Tỷ lệ mắc bệnh cao trong cộng đồng.

- Thường gặp trên lâm sàng.

- Chỉ biểu hiện sau khi sinh một thời gian.

- Phương pháp sàng lọc phát hiện đơn giản.

- Phương pháp điều trị có hiệu quả.

- Bệnh lý sàng lọc sơ sinh và tỷ lệ mắc bệnh:

Thiếu men G6PD (G6PD): 2/100

Suy giáp bẩm sinh (CH): 1/3000

Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (PKU): 1/15000

Phenylketonuria (PKU): 1/10000

Galactosemia (GAL): 1/35000

Thiếu men G6PD (G6PD)

Enzyme G6PD giúp bảo vệ tế bào hồng cầu trước những tác nhân oxy hóa. Người bị bệnh G6PD có hồng cầu kém ổn định và dễ bị tổn thương bởi các tác nhân oxy hóa mà cơ thể hấp thụ được từ thức ăn, thuốc,…gây ra tình trạng tán huyết kéo theo vàng da bệnh lý. Trong trường hợp bé mắc bệnh G6PD thể nặng, bé có thể gây vàng da nhân não, tổn thương não và chậm phát triển.

Bệnh suy giáp bẩm sinh (CH)

Trong bệnh CH, tuyến giáp của bé không thể tự sản xuất hoặc sản xuất hormon tuyến giáp rất ít. Hormon tuyến giáp cần cho sự phát triển của não bộ và cơ thể suốt cuộc đời. Trong giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ, hormon tuyến giáp có vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu bé mắc bệnh suy giáp bẩm sinh và không được điều trị kịp thời thì bé sẽ bị đần độn và lùn.

Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (CAH)

CAH là một bệnh di truyền, xuất hiện khi chức năng sản xuất hormon tuyến thượng thận bị rối loạn. Trẻ mắc bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh thường dậy thì sớm hoặc có biểu hiện nam hóa trên cơ thể của bé gái.

Bệnh Phenylketonuria (PKU)

PKU là bệnh rối loạn chuyển hóa acid amin Phenylalanine trong cơ thể. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bé sẽ bị chậm phát triển thể chất, trí tuệ, thậm chí có thể tử vong.

Bệnh Galactosemia (GAL)

GAL là bệnh rối loạn chuyển hóa galactose (có trong đa số các loại sữa, bao gồm sữa mẹ), dẫn đến tích lũy galactose trong mô, huyết thanh và nước tiểu. Có 3 enzyme ảnh hưởng đến chuyển hóa galactose là galactokinase, galactose 1 –phosphaste uridyl transferase, uridyldiphosphate 4-epimerase. Nếu bé không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, bé sẽ có nguy cơ bị đục thủy tinh thể, suy gan, xơ gan, chậm phát triển trí tuệ và tử vong.

Quang Tuấn

 

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 171
Lượt truy cập trong tuần: 3380
Lượt truy cập trong tháng: 50146
Lượt truy cập trong năm: 861629
Tổng số lượt truy cập: 44929017
Về đầu trang