TIN TỨC - SỰ KIỆN
Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt hoặc đậm nhất là màu hổ phách. Nếu màu sắc nước tiểu thay đổi bất thường có thể cảnh báo vấn đề về sức khỏe, cần đi khám...
Màu sắc của nước tiểu phụ thuộc vào lượng nước tiểu và thời gian đi tiểu. Nếu uống ít nước, lâu đi tiểu thì nước tiểu sẽ có màu sẫm hơn. Ví dụ nước tiểu vào buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ đậm màu hơn nước tiểu bài tiết trong ngày. Tuy nhiên, nếu màu của nước tiểu thay đổi có thể báo hiệu vấn đề sức khỏe. Do đó, hãy chú ý đến những thay đổi sau đây trong nước tiểu:
Có thể nhìn thấy máu trong nước tiểu: Dấu hiệu này có thể cảnh báo tình trạng viêm nặng. Nếu kèm đau khi đi tiểu, rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng bàng quang. Nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận cũng có thể gây ra tiểu máu. Các nguyên nhân khác có thể xảy ra nhưng hiếm gặp hơn là ung thư thận hoặc tuyến tiền liệt, và ung thư bàng quang, thường gặp ở những người hút thuốc.
Màu nâu: Nguyên nhân có thể do viêm bàng quang hoặc bệnh thận. Tuy nhiên, nước tiểu màu nâu cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn chức năng của gan (xơ gan, viêm gan), mật (sỏi mật), hoặc tuyến tụy (viêm tụy).
Hồng hoặc đỏ: Tình trạng này có thể do ăn các loại rau quả màu đỏ như củ cải đường, việt quất, rau đại hoàng... Nếu không, màu này có thể báo hiệu khá nhiều bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng đường tiểu, các bệnh về thận, khối u ác tính và bệnh tuyến tiền liệt.
Nước tiểu sủi bọt: Nếu nước tiểu sủi bọt khi đi tiểu xảy ra thường xuyên có thể do chế độ ăn dư thừa protein hoặc rối loạn chức năng thận. Rối loạn này có thể do khối u thận, tiểu đường và huyết áp cao gây ra.
Nước tiểu đục: Đây không chỉ là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu mà còn là một trong những triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu…
Đỗ Hương
(Theo báo Sức khỏe & Đời sống)
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc