TIN TỨC - SỰ KIỆN
Nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho cán bộ y tế
Ngày 4-12, Chi cục Dân số Hà Nội phối hợp cùng Bệnh viên Đa khoa Đống Đa tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho cán bộ y tế năm 2024.
Theo báo cáo của Chi cục Dân số Hà Nội, từ năm 2011, Hà Nội cùng với cả nước chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số”. Đến tháng 6-2024, số lượng người cao tuổi của Hà Nội đã xấp xỉ 1,4 triệu người, đạt tỷ lệ 16%. Dự báo, dân số Hà Nội sẽ bước vào giai đoạn “dân số già” trong 10 năm tới.
Tuổi thọ bình quân của người dân Hà Nội hiện nay là 76,1 (cao hơn tuổi thọ bình quân của cả nước là 1,6 tuổi); trong đó bình quân người cao tuổi nam là 73,5 và bình quân người cao tuổi nữ là 78,9).
Phát biểu tại lớp tập huấn, TS Vũ Duy Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Dân số Hà Nội cho biết, người cao tuổi luôn là một trong những nhóm đối tượng được thành phố đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, các hoạt động hướng đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi luôn được chú trọng như: Tạo môi trường đồng thuận toàn xã hội tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi; tăng cường các cơ sở y tế để ngày càng đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; tăng cường năng lực cán bộ y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…
“Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa được Sở Y tế Hà Nội giao nhiệm vụ là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của thành phố về lão khoa; có chức năng chỉ đạo tuyến chuyên môn về công tác lão khoa trên địa bàn thành phố. Chính vì vậy, lớp tập huấn này được tổ chức nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cho cán bộ y tế trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi”, TS Vũ Duy Hưng thông tin.
Tại lớp tập huấn này, các cán bộ y tế được cập nhật các kiến thức y khoa mới nhất, hiểu sâu hơn về đặc điểm sức khỏe, các bệnh lý phổ biến và các phương pháp chăm sóc tiên tiến phù hợp với người cao tuổi. Bên cạnh đó, tăng cường khả năng giao tiếp và tư vấn cho cán bộ y tế; thực hành các tình huống giao tiếp, tình huống khẩn cấp và cách xử lý hiệu quả. Qua đó, giúp cán bộ y tế hỗ trợ người cao tuổi và gia đình trong việc ra quyết định chăm sóc, đồng thời kết nối với các dịch vụ y tế và xã hội phù hợp.
Báo Hà Nội Mới
https://hanoimoi.vn/nang-cao-nang-luc-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-cho-can-bo-y-te-686402.html
https://hanoionline.vn/video/cham-soc-suc-khoe-cho-nguoi-cao-tuoi-285563.htm
Hà Nội yêu cầu phân rõ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm
UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 352/KH-UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 16/8/2024 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới tại Hà Nội.
Kế hoạch nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền đối với công tác ATTP, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân, nâng cao chất lượng giống nòi, đảm bảo an sinh xã hội, sự phát triển bền vững của TP và đất nước.
Theo đó, UBND TP yêu cầu các sở, ban, ngành TP, UBND các quận, huyện, thị xã phân định rõ trách nhiệm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh, ATTP, xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị 34-CT/TU, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị. Các quận, huyện, thị xã đưa tiêu chí về ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Mặt khác, UBND TP yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai sâu rộng tuyên truyền, vận động, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách về ATTP đến toàn dân, giúp người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hiểu đúng và thực hiện nghiêm túc chính sách, pháp luật về ATTP.
Kế hoạch cũng nêu rõ 10 mục tiêu cụ thể. Trong đó, UBND TP Hà Nội đặt mục tiêu nghiên cứu, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, ATTP từ TP tới cơ sở theo nguyên tắc tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với các quy định của Đảng và Nhà nước.
100% Ban Chỉ đạo công tác ATTP và cán bộ làm công tác bảo đảm ATTP cấp TP, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn được tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về bảo đảm ATTP hàng năm.
100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đảm bảo điều kiện ATTP thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được cấp giấy chứng nhận.
100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm toàn TP, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn được thanh kiểm tra, giám sát định kỳ theo kế hoạch.
100% vụ ngộ độc thực phẩm được báo cáo, điều tra, xử lý kịp thời; khống chế tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân/năm.
100% thông tin phản ánh về không bảo đảm ATTP được kiểm tra xác minh và xử lý kịp thời; 100% hành vi vi phạm về ATTP được xử lý theo quy định.
Ngoài ra, kế hoạch cũng đặt ra 6 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, UBND TP nhấn mạnh, sự vào cuộc quyết liệt của cấp, ngành, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP của chính quyền các cấp.
Đặc biệt, các đơn vị, địa phương tăng cường thanh kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, ATTP; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm vi phạm về ATTP; chủ động phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, ATTP.
Báo Kinh tế & Đô thị
https://kinhtedothi.vn/ha-noi-yeu-cau-phan-ro-trach-nhiem-quan-ly-an-toan-thuc-pham.html
Xây dựng cộng đồng an toàn - phòng chống tai nạn thương tích
Việc xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích là nhiệm vụ quan trọng, trách nhiệm của toàn xã hội, nhất là tại các cơ sở giáo dục công tác này đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các em học sinh.
Vừa qua, UBND huyện Phú Xuyên tổ chức lễ phát động xây dựng cộng đồng an toàn - phòng chống tai nạn thương tích là trách nhiệm của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Mạnh Huy cho biết, hoạt động phòng chống tai nạn thương tích - xây dựng cộng đồng an toàn trên địa bàn huyện được triển khai theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Huyện đã có 2 xã là Nam Phong và Châu Can được công nhận cộng đồng an toàn tiêu chuẩn Việt Nam, xã Nam Tiến đang trong giai đoạn xây dựng cộng đồng an toàn giai đoạn 2024-2026.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn huyện Phú Xuyên tỷ lệ mắc tai nạn thương tích giảm 24 ca so với cùng kỳ năm 2023 (263/287 ca). Các tai nạn thương tích rất đa dạng, gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận trên cơ thể và do nhiều nguyên nhân gây ra. Những nguyên nhân đó có thể là yếu tố khách quan tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra một số tổn thương... Đặc biệt, tai nạn thương tích ở trẻ em đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm.
Để giảm thiểu tai nạn thương tích xảy ra, UBND huyện Phú Xuyên tổ chức Phát động "Xây dựng cộng đồng an toàn - Phòng chống tai nạn thương tích là trách nhiệm của toàn xã hội".
Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Mạnh Huy nhấn mạnh: "Đây là một chiến lược lâu dài, mang tính bền vững. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần có sự đồng lòng của toàn thể xã hội, từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể, đến từng gia đình và cá nhân. Chúng ta phải tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các nguy cơ tai nạn, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động an toàn trong cộng đồng".
Dó đó, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Mạnh Huy đề nghị các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể và từng cá nhân trên địa bàn huyện Phú Xuyên tích cực truyền thông, giáo dục, vận động cán bộ, mỗi người dân, mỗi cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em, gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội; nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên, làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
Cộng đồng chung tay xây dựng các mô hình an toàn: "Ngôi nhà an toàn", "Cộng đồng an toàn", "Trường học an toàn"; tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và bản thân trẻ em về Phòng, chống tai nạn thương tích nhất là phòng, chống đuối nước trẻ em, tai nạn giao thông, tai nạn do bị rơi, ngã từ nhà cao tầng, tai nạn do bỏng, cháy, động vật cắn…; triển khai chương trình bơi an toàn cho trẻ em; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em trên toàn huyện...
Theo đánh giá của Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nguyễn Thị Kiều Anh, huyện Phú Xuyên đã tổ chức phát động "Xây dựng Cộng đồng an toàn là trách nhiệm của toàn xã hội" rất ý nghĩa và có sức lan tỏa lớn thông điệp về các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn đến từng cá nhân, hộ gia đình, các em học sinh tại trường học, người lao động tại nơi làm việc... trên địa bàn huyện.
Công tác phòng chống tai nạn thương tích rất cần sự chỉ đạo xuyên suốt của chính quyền các cấp và sự chung tay của các ban ngành, đoàn thể, sự hưởng ứng tích cực của người dân. Đến nay, toàn thành phố đã xây dựng được 188 xã phường đạt cộng đồng an toàn. Hầu hết các trường hợp mắc tai nạn thương tích đều là bất ngờ, không báo trước.
Tuy nhiên, các tai nạn thương tích có thể phòng ngừa được khi mỗi người có ý thức, thực sự quan tâm đến các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích, các tai nạn thương tích cũng rất cần được phát hiện sớm và sơ cấp cứu kịp thời. Do đó, cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền thì mỗi người dân cũng cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản, kỹ năng trong phòng chống tai nạn thương tích để đảm bảo mỗi người, mỗi nhà đều được sống trong môi trường thực sự an toàn...
Việc phát động xây dựng cộng đồng an toàn - phòng chống tai nạn thương tích là trách nhiệm của toàn xã hội tiếp tục lan tỏa tới các xã/thị trấn, các trường học, các cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Phú Xuyên góp phần giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ tai nạn thương tích. Huyện Phú Xuyên phần đấu ngày càng nhân rộng được nhiều hơn nữa các xã, thị trấn đạt cộng đồng an toàn và tiếp tục duy trì đảm bảo các cộng đồng an toàn có tính bền vững để mọi người dân được sống trong môi trường an toàn...
Ngoài Phú Xuyên, vừa qua tại huyện Thường Tín, vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Thường Tín cũng đã tổ chức lễ phát động "Xây dựng cộng đồng an toàn là trách nhiệm của toàn xã hội" năm 2024, tại trường THCS KHánh Hà.
Trong những năm qua, hoạt động Phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn trên địa bàn huyện luôn được quan tâm triển khai và phối hợp thực hiện đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể, trường học và huy động sự tham gia của toàn thể cộng đồng. Toàn huyện có 5/29 xã được công nhận cộng đồng an toàn tiêu chuẩn Việt Nam (Nghiêm Xuyên, Quất Động, Thắng Lợi, Văn Bình, Vạn Điểm) và 02 xã đang triển khai xây dựng mô hình Cộng đồng an toàn tiêu chuẩn Việt Nam (Khánh Hà, Tân Minh).
Trong thời gian tới, để lan tỏa mạnh mẽ công tác phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng, các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội huyện Thường Tín tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích. Tổ chức triển khai các hoạt động can thiệp và tư vấn trực tiếp tại các hộ gia đình, nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích tại gia đình; xây dựng trường học an toàn cho học sinh, tiến tới công nhận cộng đồng an toàn trên địa bàn huyện theo kế hoạch
https://thanglong.chinhphu.vn/xay-dung-cong-dong-an-toan-phong-chong-tai-nan-thuong-tich-103241204171629274.htmVĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc