TIN TỨC - SỰ KIỆN
Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo công tác ATTP thành phố, trong thời gian qua, Sở Y tế đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo ATTP.
Cụ thể, là duy trì công tác bảo đảm ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn thành phố tại 100% xã, phường, thị trấn, 60 tuyến phố văn minh bảo đảm ATTP tại 30 quận, huyện, thị xã. Đồng thời, kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai của các xã, phường, thị trấn về công tác ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố với 895 lượt.
Kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố 5685 cơ sở/5685 cơ sở (100%), trong đó 594 cơ sở tại các lễ hội, hội chợ, triển lãm, 762 cơ sở tại khu du lịch, 3558 cơ sở tại các điểm công cộng (vỉa hè, bến xe, nhà ga..), 771 cơ sở bán hàng rong.; tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chí theo quy định 84,6% (4810 cơ sở). Kiểm tra, giám sát cơ sở dịch vụ ăn uống là 35.328 lượt cơ sở/35.328 cơ sở (100%); tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chí theo quy định 84,5% (29.852 cơ sở).
Duy trì mô hình kiểm soát ATTP tại bữa cỗ tập trung đông người để chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố với 440 xã, phường, thị trấn/20 quận, huyện, thị xã.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã phối hợp với quận, huyện, thị xã hướng dẫn chuyên môn trong công tác giám sát ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho tổ giám sát tại các xã, phường, thị trấn với 679 cuộc với tổng số 9763 lượt người tham dự. Tổ giám sát đã tư vấn, giám sát 100% bữa cỗ, tổ chức tư vấn hướng dẫn thực hiện các quy định về ATTP tại các gia đình tổ chức bữa cỗ tập trung đông người và được ký cam kết về ATTP 27.123 bữa/27.123 bữa (100%).
Duy trì mô hình Nâng cao năng lực tự quản lý bếp ăn tập thể (BATT) trường học tại 20 bếp ăn tập thể trường học ở 10 quận, huyện. Tại tuyến quận, huyện đã tổ chức 08 lớp truyền thông với 350 người tham gia, đối tượng là ban giám hiệu, đại diện đơn vị cung cấp suất ăn, người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, đại diện hội cha mẹ học sinh.
Tất cả 10 quận, huyện tổ chức kiểm tra giám sát định kỳ đánh giá bếp ăn tập thể trường học, nội dung kiểm tra giám sát theo các tiêu chí về ATTP. Trong 10 tháng đầu năm 2024, mỗi trường đã được giám sát ít nhất 02 lần. Kết quả các tiêu chí đạt từ 85% đến 100%.
Tuyến thành phố tổ chức 01 đợt giám sát định kỳ tiến độ duy trì thực hiện mô hình tại 12 trường/10 quận, huyện. Đa số các trường đều chấp hành tốt các quy định về ATTP, ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp có đủ hồ sơ năng lực. Nghiêm túc trong việc công khai bản cam kết đảm bảo ATTP/Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và danh sách nguồn gốc thực phẩm. Chủ động kiểm soát nguồn gốc thực phẩm sử dụng trong các bếp ăn tập thể và công khai các đơn vị đã được lựa chọn. Ban giám hiệu các trường có tổ chức bếp ăn bán trú thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo ATTP phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Duy trì và nhân rộng mô hình kiểm soát ATTP BATT trường học cấp tiểu học tại 15 quận, huyện, thị xã với tổng số 324 trường. Song song với việc tập huấn, tuyên truyền, các quận, huyện đã tổ chức 01 đợt điều tra đầu vào kiến thức, thái độ, thực hành của người lãnh đạo quản lý, người trực tiếp sơ chế, chế biến thực phẩm tại BATT trường học, người tiêu dùng, điều kiện ATTP tại bếp ăn tập thể của 111 bếp/05 quận, huyện, thị xã. Đồng thời tổ chức đoàn kiểm tra giám sát đánh giá bếp ăn tập thể trường học với 324 cơ sở được kiểm tra, giám sát, trong đó số cơ sở đạt là 297 chiếm tỷ lệ 91,7%. Tuyến thành phố cũng tổ chức 01 đợt giám sát kiểm tra truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại 15 bếp ăn tập thể trường tiểu học và 10 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cung cấp nguyên liệu cho bếp ăn tập thể trường tiểu học tại 15 quận, huyện, thị xã triển khai mô hình “Kiểm soát ATTP BATT trường học”.
Triển khai thí điểm mô hình kiểm soát ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học thuộc hai phường (Tràng Tiền, Hàng Trống) của quận Hoàn Kiếm. Theo rà soát, trên địa bàn hai phường này có 81 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 24 cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố, trong đó, tuyến thành phố quản lý 25 cơ sở; cấp quận quản lý 46 cơ sở; cấp phường quản lý 34 cơ sở. Chi cục An toàn thực phẩm thành phố cùng với quận Hoàn Kiếm và phường Tràng Tiền, Hàng Trống đã tổ chức khảo sát đánh giá kiến thức cho 200 người sản xuất kinh doanh thực phẩm; 02 lớp tập huấn cho chủ cơ sở và nhân viên chế biến của 105 cơ sở xung quanh cổng trường học thuộc 02 phường; 04 lượt tuyên truyền trực tiếp cho 240 người kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng; 05 buổi nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề về ATTP, thông tin về mô hình kiểm soát ATTP xung quanh cổng trường học tại 05 trường học có triển khai mô hình. Cùng với đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố đã lấy 50 mẫu thực phẩm (20 mẫu thực phẩm ăn ngay, 20 mẫu thực phẩm bao gói sẵn, dụng cụ bao gói chứa đựng thực phẩm, 10 mẫu bàn tay người bán hàng) tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học tại 02 phường Tràng Tiền và Hàng Trống gửi kiểm nghiệm.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn thành phố, ngành y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông; kiểm tra, giám sát hậu kiểm, xét nghiệm và lấy mẫu kiểm nghiệm ATTP; phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm và triển khai các chương trình, dự án được phê duyệt, mô hình điểm trên địa bàn thành phố.
Trong thời gian tới đây, thực hiện Kế hoạch số 335/KH-UBND của UBND thành phố về đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025, ngành y tế Hà Nội sẽ tổ chức, triển khai các hoạt động kiểm tra liên ngành ATTP thành phố. Tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, chú trọng kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm,kinh doanh dịch vụ ăn uống; tập trung các nội dung: vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh cá nhân, nguồn gốc nguyên liệu đưa vào sản xuất, chất lượng sản phẩm. Các đơn vị chuyên môn của Sở Y tế sẽ tăng cường các hoạt động đảm bảo ATTP tại các địa điểm tổ chức các hoạt động đón Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025; chuẩn bị sẵn sàng đảm bảo lực lượng chuyên môn, trang thiết bị, thuốc và hóa chất để kịp thời đáp ứng khi có sự cố về ATTP xảy ra trên địa bàn. Ngành y tế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin truyền thông của Trung ương và Hà Nội tuyên truyền các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, công bố thông tin các cơ sở vi phạm quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng. |
Hạnh Ngân
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc