y học cổ truyền
Trào ngược axit dạ dày là tình trạng rất thường gặp, không chỉ khó chịu mà còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn bị trào ngược axit dạ dày vào buổi sáng, có thể áp dụng các biện pháp tại nhà dưới đây.
1. Triệu chứng trào ngược axit dạ dày vào buổi sáng
Tình trạng này có thể mang lại cảm giác khó chịu cho người mắc. Một số dấu hiệu và triệu chứng của chứng ợ nóng buổi sáng bao gồm:
Đau ở ngực, đặc biệt là khi bạn nằm xuống hoặc cúi xuống.
Ợ chua.
Cảm giác nóng rát ở cổ họng.
Cảm giác nóng rát ở ngực.
Đau tức vùng thượng vị...
Ngoài các triệu chứng nêu trên, người mắc cũng có thể bị:
Buồn nôn hoặc nôn
Đau và khó nuốt thức ăn.
Ho...
Trào ngược axit dạ dày có thể gây viêm loét thực quản, hẹp thực quản. Khi dịch axit trào ngược lên đường hô hấp, sẽ gây viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm phổi, nguy hiểm hơn có thể gây ung thư thực quản…
Trào ngược axit có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí ung thư thực quản.
2. Các biện pháp khắc phục tại nhà để điều trị trào ngược axit
Hãy thử 6 biện pháp khắc phục tại nhà sau với chứng ợ nóng làm phiền bạn vào buổi sáng:
2.1 Gối cao đầu giúp giảm trào ngược axit
Thực hiện bước nhỏ này khi bạn bị trào ngược axit cũng rất quan trọng. Nếu bạn vẫn còn nằm trên giường, hãy đảm bảo thay đổi tư thế và nâng cao đầu để giảm các triệu chứng trào ngược axit.
2.2 Không uống cà phê
Cà phê có chứa caffein có thể kích hoạt axit bên trong dạ dày khi uống vào buổi sáng. Cà phê cũng có thể tạm thời làm giãn cơ vòng thực quản dưới, do đó làm tăng nguy cơ trào ngược axit.
2.3 Hạn chế dùng nước ép trái cây có múi
Uống quá nhiều nước ép trái cây giàu vitamin C hoặc có chứa acid citric có thể gây bất lợi cho sức khỏe dạ dày. Khi tiêu thụ với số lượng lớn hơn, nước ép trái cây họ cam quýt có thể gây trào ngược axit.
2.4 Ăn tối ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ
Nếu ăn xong đi nằm ngay sẽ làm cho cơ thể tiêu hóa thức ăn không đúng cách và do đó dẫn đến tăng axit và chứng ợ nóng. Do đó, tránh đi ngủ/nằm ngay sau khi ăn tối xong. Luôn ăn trước khi ngủ 2-3 tiếng để cơ thể hoàn tất quá trình tiêu hóa và không bị trào ngược axit vào sáng hôm sau.
2.5 Quản lý cân nặng
Béo phì có thể là một yếu tố nguy cơ gây trào ngược axit. Cơ hoành nằm ngay phía trên dạ dày. Cơ quan này thường tăng cường sức mạnh cho cơ thắt thực quản dưới, giúp ngăn chặn việc sản xuất quá nhiều axit dạ dày rò rỉ vào thực quản. Khi có mỡ bụng dư thừa, áp lực ở vùng bụng dưới sẽ tăng lên, làm tăng trào ngược axit.
2.6 Tránh ăn thức ăn cay
Thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe dạ dày, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm này khi đang có vấn đề về axit và dạ dày.
Khánh Hà (Nguồn: Báo Sức khỏe & đời sống)
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc