y học cổ truyền

6 biện pháp tự nhiên giúp giảm ho do cảm lạnh
Ngày đăng 06/02/2023 | 15:35  | Lượt xem: 2049

Cách điều trị ho tốt nhất phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đối với ho do lạnh, một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể hữu ích...

1. Ho do cảm lạnh có gì đặc biệt?

Ho do cảm lạnh là tình trạng ho kèm theo hắt hơi liên tục. Ho thường nhiều hơn vào ban đêm và khi thời tiết ấm lên thì biểu hiện cũng giảm dần.

Đối với người bị ho do cảm lạnh thì vấn đề chăm sóc toàn diện kết hợp việc áp dụng một số biện pháp giảm ho tại nhà để nâng cao sức đề kháng và giảm ho là hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, với các trường hợp ho kéo dài hoặc tái phát, ho có máu hoặc chất nhầy màu vàng xanh, sốt, đau đầu, thở khò khè hoặc có tiếng rít thì cần được thăm khám tại cơ sở y tế.

2. Các biện pháp giảm ho tại nhà

2.1 Dùng mật ong

Mật ong chứa chủ yếu là đường, cũng như hỗn hợp các axit amin, vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và chất chống oxy hóa. Ngoài việc sử dụng như một chất làm ngọt tự nhiên, mật ong được sử dụng như một chất chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và thường được sử dụng để chữa ho.

Trong một đánh giá về các nghiên cứu vào năm 2021, các nhà nghiên cứu tại Anh đã xem xét tác dụng của mật ong trong việc điều trị ho do các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên và phát hiện ra rằng mật ong vượt trội hơn so với cách chăm sóc thông thường, cả trong việc giảm ho và giúp ngăn ngừa nhu cầu dùng kháng sinh.

Cách sử dụng mật ong: Có thể dùng mật ong hấp lá hẹ, chanh ngâm mật ong, quất hấp mật ong hoặc thêm mật ong vào đồ uống nóng hay dùng trực tiếp đều có hiệu quả đối với ho. Tuy nhiên, cần tránh dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Mật ong hấp lá hẹ giúp giảm ho.

2.2 Gừng

Gừng chứa các hợp chất hoạt tính sinh học có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, có có thể làm giảm ho khan hoặc hen suyễn.

Cách sử dụng gừng: Bạn có thể thêm gừng vào các món ăn, pha trà gừng hoặc chế biến các loại nước gừng như nước gừng - sả, gừng - chanh, gừng - mật ong...

Trà gừng tốt cho người bị ho do cảm lạnh.

2.3. Sử dụng đồ uống nóng

Một nghiên cứu từ năm 2008 của các nhà khoa học Anh cho thấy rằng, uống nước ấm có thể làm giảm ho, sổ mũi và hắt hơi. Ngoài ra, đồ uống nóng còn có tác dụng làm giảm bớt nhiều triệu chứng hơn, bao gồm đau họng, ớn lạnh và mệt mỏi.

Triệu chứng thường thuyên giảm ngay lập tức và duy trì trong một thời gian dài sau khi uống xong đồ uống nóng. Đồ uống nóng có thể bao gồm trà thảo mộc, nước ấm, nước ép trái cây ấm...

Uống nước ấm có tác dụng làm tan chất nhầy hỗ trợ giảm ho.

2.4. Rễ cây thục quỳ

Rễ cây thục quỳ là một loại thảo mộc được sử dụng điều trị ho và viêm họng, do có hàm lượng chất nhầy cao, có thể làm giảm kích ứng gây ho.

Trong một nghiên cứu năm 2020 tại Mỹ, các nhà khoa học cũng ghi nhận tác dụng bao phủ của chiết xuất rễ cây thục quỳ và phát hiện ra rằng chất chiết xuất từ rễ có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, đồng thời mang lại tác dụng giảm đau tương tự như diclofenac, một loại thuốc chống viêm không steroid.

Cách sử dụng rễ thục quỳ: Rễ thục quỳ có sẵn dưới dạng thảo mộc khô hoặc trà túi lọc. Rễ thục quỳ ngâm trong nước càng lâu thì nước sẽ càng có nhiều chất nhầy.

Cần chú ý, các tác dụng phụ có thể bao gồm khó chịu ở dạ dày, nhưng có thể khắc phục điều này bằng cách uống thêm nước.

Trà rễ cây thục quỳ có tác dụng giảm ho.

2.5. Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương có cả công dụng nấu ăn và làm thuốc và là một phương thuốc thường được sử dụng để chữa ho, viêm họng, viêm phế quản và các vấn đề về tiêu hóa.

Trong một phân tích tổng hợp năm 2015 của một số nghiên cứu tại Đức, các nhà khoa học cho biết, đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ cho thấy việc sử dụng các chế phẩm từ cỏ xạ hương giúp giảm bớt các triệu chứng ho.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây hơn vào năm 2021 của các nhà khoa học Anh, Đức cho thấy những người sử dụng kết hợp cỏ xạ hương và lá thường xuân có sự cải thiện tốt các triệu chứng viêm phế quản, ho và chất lượng cuộc sống nói chung.

Cách sử dụng cỏ xạ hương: Bạn có thể dùng tinh dầu hoặc trà xạ hương.

Trà cỏ xạ hương

2.6. Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh (pribiotic) không trực tiếp làm giảm ho, nhưng chúng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách cân bằng vi khuẩn trong ruột. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng có thể gây ho.

Một phân tích tổng hợp khác được công bố vào năm 2016 tại Mỹ cho thấy rằng, việc bổ sung men vi sinh giúp giảm số lần trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, điều này có thể gián tiếp làm giảm ho.

Một số loại thực phẩm giàu men vi sinh tự nhiên, bao gồm: Súp miso, sữa chua, kim chi, dưa cải bắp...

Ngoài các biện pháp trên, xông hơi hay súc miệng nước muối... cũng giúp làm giảm ho do làm loãng chất nhầy và sát khuẩn.

Sữa chua chứa lợi khuẩn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh nhiễm trùng gây ho.

3. Cách phòng ngừa ho

Không phải lúc nào cũng có thể tránh bị cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác có thể dẫn đến ho, nhưng bạn nên thực hiện những lời khuyên sau đây để làm giảm nguy cơ:

Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh.

Rửa tay thường xuyên.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Giảm căng thẳng.

Ngủ đủ giấc.

Dùng thực phẩm bổ sung tăng cường miễn dịch như kẽm, vitamin C và men vi sinh...

Tránh uống rượu...

https://suckhoedoisong.vn/6-bien-phap-tu-nhien-giup-giam-ho-do-cam-lanh-169230131163247967.htm

Khánh Hà (Nguồn: báo Sức khỏe & đời sống)

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 501
Lượt truy cập trong tuần: 192081
Lượt truy cập trong tháng: 483397
Lượt truy cập trong năm: 483397
Tổng số lượt truy cập: 47778438
Về đầu trang